Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Ghẻ

Ghẻ: Bệnh da liễu do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh ghẻ là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nước ta, thường xuất hiện ở những vùng nhà ở chật hẹp, dân cư đông đúc, thiếu nước sinh hoạt và vệ sinh kém. Bệnh ghẻ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da trực tiếp hoặc qua chăn chiếu, quần áo dính cái ghẻ hoặc trứng ghẻ. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng như: Viêm cầu thận cấp, chàm hóa, nhiễm trùng...

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ghẻ

Ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa dữ dội trên da, xảy ra ở khu vực loài ve Sarcoptes scabiei (hay còn gọi là cái ghẻ) đào hang. Cảm giác ngứa ngáy muốn gãi thường đặc biệt mạnh vào ban đêm.

Bệnh ghẻ là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc thân thể với những thành viên trong gia đình, nhà trẻ, lớp học, viện dưỡng lão hoặc nhà tù. Bởi vì bệnh ghẻ rất dễ lây lan, nên cần hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh.

Triệu chứng ghẻ

Những dấu hiệu và triệu chứng của ghẻ

Triệu chứng ngứa, thường nghiêm trọng và tồi tệ hơn vào ban đêm.

Các đường hang mỏng, không đều được tạo thành từ các mụn nước hoặc vết sưng nhỏ trên da.

Các đường hoặc rãnh lượn sóng, bong vảy, dài khoảng vài cm đến 1cm, thường xuất hiện ở các nếp gấp của da. Mặc dù hầu như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều có thể bị ghẻ, nhưng ở người lớn và trẻ lớn, hang ghẻ thường được tìm thấy nhiều nhất ở các vị trí:

Giữa các ngón tay;

Nách;

Xung quanh eo;

Dọc bên trong cổ tay;

Trên khuỷu tay bên trong;

Lòng bàn chân;

Xung quanh vú;

Xung quanh bộ phận sinh dục nam;

Trên mông;

Trên đầu gối.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các vị trí lây nhiễm phổ biến thường bao gồm:

Da đầu;

Lòng bàn tay;

Lòng bàn chân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ghẻ

Nguyên nhân dẫn đến ghẻ

Ký sinh trùng cái ghẻ (tên khoa học: Sarcoptes scabiei) là nguyên nhân gây bệnh ghẻ. Chúng xâm nhập vào lớp thượng bì của da, đào hang, đẻ trứng và gây ra tình trạng ngứa dữ dội.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ có lây lan không?

Bệnh ghẻ là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc thân thể với các thành viên trong gia đình, nhà trẻ, lớp học, viện dưỡng lão hoặc nhà tù. Do bệnh ghẻ rất dễ lây lan, nên cần hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh.

Nguyên nhân của bệnh ghẻ là gì?

Những ai có nguy cơ mắc phải ghẻ?

Phương pháp chẩn đoán ghẻ là gì?

Phương pháp phòng ngừa ghẻ hiệu quả là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)