Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng khác như lẹo mắt hay viêm kết mạc. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân và cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh để bảo vệ tốt nhất cho thị giác, cũng như sức khỏe của trẻ.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng bệnh không rõ ràng. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh thường có tâm lý chủ quan cũng như không điều trị ngay, gây nên các biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến đôi mắt của trẻ. Đồng thời, viêm bờ mi là căn bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Vậy cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh

Có thể nói, mắt là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể con người, nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dễ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ là lứa tuổi chưa ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe cho mắt nên thường sẽ dễ mắc bệnh hơn người lớn. Nếu ba mẹ không kịp thời phát hiện cũng như chủ quan có thể khiến trẻ nhỏ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về mắt như viêm bờ mi.

Viêm bờ mi mắt là hiện tượng viêm mí mắt, đặc biệt ở phần chân lông mi của bé. Viêm bờ mi có thể xảy ra ở phần bờ mi vị trí phía ngoài đằng trước của mi mắt hay mi mắt bên trong. Khi bé bị viêm bờ mi, mí mắt xuất hiện triệu chứng rát đỏ, sưng và nổi hạt li ti. Trong trường hợp bị nặng, bé có thể bị rụng lông mi, nóng rát, ngứa ngáy, mí mắt sưng và chảy nhiều nước mắt.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng đến thị lực nhưng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, nếu để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng về mắt như bệnh chắp, lẹo, viêm kết mạc,… Điều này sẽ càng gây khó khăn hơn trong việc điều trị.

huong-dan-cach-chua-viem-bo-mi-mat-o-tre-so-sinh-1

Bệnh lý viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh 

Nguyên nhân gây tình trạng viêm bờ mi ở trẻ

Viêm mi mắt có thể xuất hiện khi tuyến dầu của mi mắt hoạt động với tần suất quá mức, khiến cho các vi khuẩn ở vùng da quanh mí mắt phát triển mạnh mẽ. Khi ấy, mí mắt sẽ trở nên viêm và dễ kích ứng.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như dị ứng, viêm da tiết bã nhờn hay bệnh Osacea (bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng má trán, mũi và cằm) cũng có khả năng dẫn đến viêm bờ mi mắt.

Cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh

Để chữa trị viêm bờ mi mắt ở trẻ một cách hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng tình trạng của bệnh nhân.

Nếu các triệu viêm bờ mi ở trẻ ở thể nhẹ thì các biện pháp điều trị bao gồm:

Chườm ấm: Thấm gạc y tế bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý NaCl 9%, sau đó vắt khô và chườm lên mắt trẻ trong khoảng 5 - 10 phút và nên thực hiện 2 - 4 lần/ngày, nhằm vệ sinh sạch sẽ, đồng thời cung cấp độ ẩm cho mắt.

Massage mi mắt: Massage nhẹ quanh vùng mi mắt theo hướng vòng tròn. Điều này giúp làm rỗng các tuyến meibomian và cải thiện sự bài tiết, đặc biệt là ở những trẻ bị viêm tuyến Meibomian và viêm bờ mi sau. Việc massage bờ mi nên được thực hiện ngay sau khi chườm ấm.

Rửa mi mắt: Sử dụng khăn sạch vệ sinh mi mắt 2 lần/ngày sau sẽ giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn tại mi mắt, tránh tình trạng các lớp vảy xếp chồng lên nhau. Đồng thời loại bỏ những tế bào chết trên da để các lỗ chân lông được thông thoáng và vết nhiễm khuẩn mau lành.

Nếu trẻ bị khô mắt, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý nhưng phải theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ và tuyệt đối tránh để trẻ dụi mắt quá nhiều.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh có các triệu chứng nặng hoặc khó chữa nên được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt, bác sĩ có thể kết hợp nhỏ thuốc kháng sinh. Mục đích của phương pháp này là để kiểm soát quá trình viêm nhiễm và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan sang những bộ phận khác.

Để quá trình điều trị bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, ba mẹ cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên đưa con đi tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc khi trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.

huong-dan-cach-chua-viem-bo-mi-mat-o-tre-so-sinh-2

Cần đưa bé đến nơi chuyên khoa để thăm khám khi có triệu chứng của bệnh viêm bờ mi

Phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm bờ mi ở trẻ sơ sinh:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ kết hợp với vệ sinh ăn uống, nhằm tránh các bệnh về tiêu hóa như: Viêm ruột, táo bón... cũng có ảnh hưởng đến việc gây nên viêm bờ mi ở trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh mắt mắt cho trẻ bằng nước sạch, tránh trường hợp tay bé chạm vào mắt. 
  • Cho trẻ sử dụng kính bảo hộ khi ra ngoài, nhằm tránh các yếu tố kích thích không mong muốn như như nắng, gió, bụi, ánh sáng, dị vật...
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và sạch và sử dụng khăn tắm riêng để lau người cho bé. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào mắt cùng các bộ phận khác.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường được sức đề kháng cho bé, giúp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến trẻ.

Nếu phát hiện bé có các triệu chứng về bệnh viêm bờ mi nên đưa bé đến nơi chuyên khoa để các bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.

huong-dan-cach-chua-viem-bo-mi-mat-o-tre-so-sinh-3 Tránh cho bé dụi mắt khi mắc phải viêm bờ mi 

Việc bảo vệ và chăm sóc đôi mắt trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát mắt trẻ nhỏ thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường và đưa trẻ đến chuyên khoa ngay. Hy vọng với những thông tin trên giúp các bậc cha mẹ có thể chủ động hơn trong việc nhận biết các dấu hiệu để từ đó có cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ sơ sinh một cách tốt nhất.

Kim Tuyền 

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm