Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Hướng dẫn cách dùng yến sào cho người tiểu đường

Ngày 15/02/2023
Kích thước chữ

Người bị tiểu đường cần được đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý cùng nhiều thứ phải kiêng khem để đảm bảo nồng độ đường huyết ở mức an toàn. Vậy bị tiểu đường có được ăn yến sào hay không? Đâu là cách dùng yến sào cho người tiểu đường?

Tổ yến hay yến sào được tạo thành từ nước bọt của chim yến, có chứa khoảng 18 loại axit amin thiết yếu cùng hơn 30 nguyên tố vi lượng. Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất được ưa chuộng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể lực ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được yến sào. Vậy người bị tiểu đường có nên ăn yến sào không? Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này cũng như tìm hiểu cách dùng yến sào cho người tiểu đường nhé!

Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Trước khi tìm hiểu cách dùng yến sào cho người tiểu đường, ta cần nắm được thành phần của món ăn bổ dưỡng này. Thành phần của yến sào bao gồm: 

  • Protein: Chiếm khoảng 55%.
  • 31 nguyên tố vi lượng: Gồm có các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, mangan, magie, đồng…
  • 18 loại axit amin cần thiết như: Leucine (chiếm 4,56%), isoleucine (chiếm 2,04%), phenylalanine (chiếm 4,50%)...
Bị tiểu đường có ăn được yến sào không? Hướng dẫn cách dùng yến sào cho người tiểu đường 1 Yến sào là món ăn rất giàu dinh dưỡng

Với nguồn gốc hoàn toàn từ nước dãi chim yến và không chứa đường, người bị tiểu đường có thể yên tâm khi ăn yến sào mà không lo bị ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Không những vậy, chất đạm, khoáng chất cùng các loại axit amin có trong tổ yến còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.

Tác dụng của yến sào với người tiểu đường

Với thành phần giàu dinh dưỡng, tổ yến đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị tiểu đường. Dưới đây là một số công dụng của yến sào với người tiểu đường:

Yến sào giúp người bệnh ổn định đường huyết

Hai loại axit amin có trong tổ yến là leucine và isoleucine có khả năng hỗ trợ việc điều tiết nồng độ đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, axit amin phenylalanine có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin - thành phần của hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy và glucose trong máu. Chính vì vậy, ăn tổ yến có tác dụng hỗ trợ người bệnh kiểm soát tốt nồng độ đường huyết.

Bị tiểu đường có ăn được yến sào không? Hướng dẫn cách dùng yến sào cho người tiểu đường 2 Yến sào giúp ổn định đường huyết người bệnh

Yến sào giúp ngừa sự kháng insulin của cơ thể người bị tiểu đường

Nghiên cứu của Trung tâm Dữ liệu Sinh học Quốc gia NCBI đã chỉ ra rằng, yến sào có khả năng giúp phòng ngừa sự kháng insulin của cơ thể, giúp phân tử đường có thể đi vào tế bào để tạo năng lượng một cách dễ dàng hơn. Từ đó, có thể hạn chế được tình trạng tăng nồng độ đường huyết do đường không được hấp thu vào tế bào. Chính vì vậy, yến sào là một món ăn rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường. 

Yến sào là món ăn bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng hiệu quả

Người tiểu đường thường gặp phải tình trạng thiếu chất do chế độ ăn uống phải kiêng khem nhiều thứ. Chính vì vậy, thành phần dinh dưỡng có trong yến sào chính là một nguồn bổ sung dưỡng chất vô cùng lý tưởng cho người bệnh mà không hề chứa các chất có khả năng làm ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu.

Bên cạnh đó, các loại axit amin có trong yến sào như serine hay alanine có khả năng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, giúp người bệnh hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhiễm trùng hay lở loét. Ngoài ra, axit amin tyrosine có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi hồng cầu bị tổn thương, axit aspartic, valin, proline có tác dụng phục hồi tế bào và mô cơ.

Cách dùng yến sào cho người tiểu đường

Người tiểu đường nên dùng yến sào với liều lượng như thế nào?

Để đảm bảo yến sào đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh tiểu đường cần sử dụng yến một cách đều đặn và đúng liều lượng, cụ thể như sau:

  • Trong thời gian điều trị tiểu đường, người bệnh nên dùng 5 gam yến sào mỗi ngày (trung bình khoảng 150 gam yến 1 tháng).
  • Sau khi việc điều trị tiểu đường đã có hiệu quả: Nên giảm lượng yến sào xuống 5 gam cách ngày (trung bình 100 gam yến 1 tháng).

Bên cạnh các liều lượng nêu trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được hướng dẫn cách dùng yến sào cụ thể.

Bị tiểu đường có ăn được yến sào không? Hướng dẫn cách dùng yến sào cho người tiểu đường 3 Cách dùng yến sào cho người tiểu đường: Dùng đúng liều lượng

Nên sử dụng yến sào vào lúc nào?

Dưới đây là một số thời điểm thích hợp để sử dụng yến sào cho người bệnh tiểu đường:

  • Dùng vào 1 tiếng trước khi ngủ buổi tối: Việc sử dụng yến sào vào thời gian này giúp việc hấp thụ chất dinh dưỡng của yến sào trở nên dễ dàng hơn do nồng độ nội tiết tố của cơ thể tăng lên rất cao sau khi ngủ 1 tiếng. Bên cạnh đó, ăn tổ yến vào thời điểm này cũng không gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu do thức ăn đã có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thu.
  • Dùng trước khi ăn sáng 30 phút: Dùng yến sào trước bữa sáng nửa tiếp sẽ giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để khởi đầu một ngày mới. Ngoài ra, yến sào cũng giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó hạn chế ăn vặt và làm việc kiêng khem trở nên dễ dàng hơn.

Chế biến yến sào cho người tiểu đường như thế nào?

Nguyên tắc chung khi chế biến yến sào cho người bị bệnh tiểu đường là hạn chế hoặc loại bỏ lượng đường trong nguyên liệu chưng yến. Dưới đây là một số cách dùng yến sào cho người bị tiểu đường mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe:

Yến sào chưng táo tàu và hạt sen

Nguyên liệu:

  • 4 gam tổ yến.
  • 4 - 7 quả táo tàu khô.
  • 20 gam hạt sen đã bỏ tâm sen.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tổ yến và loại bỏ sạch lông yến.
  • Cho yến vào nồi chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Cho thêm táo tàu và hạt sen vào, chưng tiếp trong vòng 5 phút.
  • Cho ra bát và thưởng thức yến sào chưng táo tàu và hạt sen.
Bị tiểu đường có ăn được yến sào không? Hướng dẫn cách dùng yến sào cho người tiểu đường 4 Yến sào chưng táo tàu và hạt sen rất tốt cho người tiểu đường

Cháo tổ yến nấu từ gạo mầm

Nguyên liệu:

  • 4 gam tổ yến.
  • Nửa bát gạo mầm.
  • 20 gam thịt băm.
  • Gia vị vừa đủ, hành, ngò…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tổ yến và làm sạch lông, đem ngâm nước sạch trong vòng 1 - 3 phút.
  • Chưng cách thủy yến sào trong vòng 20 phút.
  • Ngâm gạo mầm với nước sạch trong khoảng 40 phút rồi đem đi nấu cháo cho gạo nở đều, nêm nếm gia vị (chỉ nên nêm nhạt).
  • Thêm thịt băm vào cháo rồi đảo đều.
  • Yến sau khi đã chưng xong thì cho vào cháo và đậy nắp lại trong vòng 5 phút.
  • Thêm hành ngò, cho ra bát và thưởng thức món cháo yến thơm ngon.

Ngoài những cách chế biến trên, bạn có thể chế biến tổ yến thành các món mặn như: Gà ác hầm tổ yến, bồ câu non hầm tổ yến, súp yến cua…

Trong trường hợp bạn yêu thích thưởng thức yến sào chưng đường, bạn nên lựa chọn loại đường ăn kiêng dành riêng cho người bị tiểu đường có bán tại các siêu thị và hiệu thuốc. Cách làm món yến sào này tương tự với cách chưng yến sào cùng táo tàu và hạt sen.

Trên đây là thông tin về một số lợi ích của yến sào với người bị tiểu đường cũng như cách sử dụng yến. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được cách dùng yến sào cho người tiểu đường. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin