Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng bên trái là vấn đề sức khỏe thường gặp và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt nếu bạn không biết cách điều trị đúng. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu các cách giảm đau bụng bên trái hiệu quả.
Đau bụng bên trái thường là cơn đau kéo dài, đột ngột, thậm chí là phát triển nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên trái và hướng dẫn các cách giảm đau bụng bên trái có hiệu quả tức thì.
Ổ bụng được chia thành 4 phần lấy rốn làm trung tâm. Theo đó, vùng trên rốn bên trái là vùng nằm ở góc phần tư phía trên bên trái của vùng bụng và nằm ngay dưới xương sườn. Vùng trên rốn bên trái bao gồm các cơ quan quan trọng như lách, dạ dày, một phần của tụy, phần nhỏ của gan, đoạn trên của đại tràng, tuyến thượng thận bên trái và thận trái.
Các cơn đau bụng bên trái trên rốn thường là các cơn đau bụng liên quan đến bệnh lý, đến da hoặc bị chi phối bởi các dây hệ thần kinh. Vì vậy khi có dấu hiệu đau bụng trên rốn bên trái, người bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị hiệu quả, tránh những ảnh hưởng không mong muốn về sau.
Đau bụng bên trái là tình trạng các cơn đau quặn thắt liên tục tại vùng bụng bên trái
Để tìm hiểu cách giảm đau bụng bên trái, chúng ta cần xem xét các nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như do lách, do ruột, sỏi thận và nhiễm trùng thận trái,...
Lách là cơ quan có vị trí tại vùng bụng bên trái trên rốn và nằm ở sau dạ dưới, dưới xương sườn cuối cùng bên trái. Lá lách có chức năng dự trữ tiểu cầu, lọc máu, tăng cường hệ miễn dịch,... Bệnh lý ở lá lách không xuất hiện thường xuyên so với các cơ quan nội tạng khác nhưng đây cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau bụng bên trái trên rốn.
Nguyên nhân xuất phát từ lách khi:
Đau bụng bên trái rốn khiến cơ thể mất sức, khó ngủ
Các cơn đau lan rộng từ sau lưng thông thường là các cơn đau xuất phát do sỏi thận. Đối với nguyên nhân này, người bệnh thường gặp phải tình trạng đau bụng quặn thắt, dữ dội, kéo dài đến vài giờ và kèm theo tình trạng tiểu ra máu.
Trong trường hợp người bệnh bị đau do nhiễm trùng thận, các cơn đau sẽ lan tỏa đến vùng thắt lưng phía sau, phía trước vùng bụng bên trái và xuống cả bụng dưới. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, sốt cao, tiểu buốt, tiểu nhiều.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ ruột thì người bệnh có thể gặp phải các tình trạng bệnh như sau:
Viêm loét dạ dày, khó tiêu ở ruột cũng có thể gây đau bụng bên trái
Nếu đau bụng bên trái không đi kèm với triệu chứng chảy máu thì bạn có thể xử lý tại nhà vì cơn đau không quá nghiêm trọng. Một số cách giảm đau bụng bên trái tại nhà mang lại hiệu quả cao như:
Nếu các cách giảm đau bụng bên trái tại nhà không hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ
Trong trường hợp các cơn đau kéo dài, không rõ nguyên nhân hoặc gặp phải các dấu hiệu như nôn ra máu, nôn liên tục, choáng váng, khó thở, sốt,... thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp và thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa.
Bạn có thể thực hiện cách giảm đau bụng bên trái được đề cập trên đây và theo dõi diễn biến của cơn đau. Nếu tình trạng đau kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cẩm Ly
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.