Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắc nghẹn là một tình trạng cấp cứu và nếu không sơ cứu nhanh chóng, người bệnh sẽ có thể suy bị hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ mang đến cho bạn những thông tin về cách sơ cứu mắc nghẹn.
Mắc nghẹn là tình trạng vùng họng bị vướng thức ăn hay vật lạ, chúng là tác nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến không khí không thể lưu thông vào phổi dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi chiếm tỷ lệ 75%. Người lớn thường bị mắc nghẹn thức ăn (hóc xương, hóc đồ ăn quá to, quá dai). Trẻ thường mắc nghẹn do nghịch ngợm, cho đồ chơi vào miệng khiến đồ chơi rơi vào vùng hầu họng. Chúng được gọi chung là dị vật. Các dị vật đường thở gây cản trở hô hấp, khiến nạn nhân khó thở, giảm oxy đến nuôi các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết một người đang bị mắc nghẹn và cách sơ cứu mắc nghẹn sao cho đúng và nhanh chóng nhất nhé!
Nếu người bệnh chỉ bị mắc nghẹn nhẹ, vẫn có thể nói hoặc phát ra âm thanh, nạn nhân ho nhiều để tự đẩy dị vật ra, thì ta chỉ cần ở cạnh động viên bệnh nhân, vỗ lưng giúp bệnh nhân để bệnh nhân tiếp tục ho. Nếu không hiệu quả hãy gọi cấp cứu ngay để xử trí.
Còn nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của hội chứng xâm nhập như:
Đây chính là những dấu hiệu bệnh nhân bị mắc nghẹn mức độ nặng và là một tình trạng cấp cứu mà chúng ta cần xử trí một cách nhanh chóng nhất có thể. Dưới đây sẽ trình bày cách để sơ cứu trong trường hợp này.
Đứng sau nạn nhân, dùng tay vòng ôm lấy phần eo bệnh nhân, để nạn nhân hơi cúi người ra trước.
Một tay nắm chặt lại và đặt lên phần trên rốn của bệnh nhân.
Dùng bàn tay còn lại ôm chặt lấy bàn tay đang nắm, ấn thật nhanh và mạnh vào bụng của bệnh nhân theo chiều từ dưới lên trên.
Thực hiện lặp lại thao tác này 5 lần.
Nếu thực hiện liệu pháp Heimlich mà dị vật vẫn chưa rơi ra hãy thực hiện lại vỗ lưng 5 lần và lặp lại liệu pháp Heimlich. Lặp lại việc vỗ rung - Heimlich đến khi dị vật rơi ra. Nếu dị vật không rơi ra mà bệnh nhân rơi vào bất tỉnh, phải thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân.
Những lưu ý khi sơ cứu cho người bị mắc nghẹn:
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi
Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi
Sử dụng cách ấn bụng như đối với người lớn.
Những sai lầm này rất phổ biến ở cộng đồng, nó không những không giải quyết được tình trạng mắc nghẹn mà còn khiến nó nghiêm trọng hơn. Do đó mọi người cần tìm hiểu cách sơ cứu đúng đắn để không mắc những sai lầm này gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Những sai lầm thường là:
Việc có những sai lầm trên do nhiều người hiểu sai rằng nếu khiến dị vật rơi xuống khỏi hầu họng thì nạn nhân sẽ an toàn. Thực tế, nếu dị vật rơi xuống vùng hầu họng phía dưới hẹp hơn thì nó sẽ có thể gây che lấp hoàn toàn đường thở dẫn tới việc khó thở và suy hô hấp xảy ra nhanh chóng hơn. Chỉ khi nào dị vật rơi qua được vùng thanh quản - nơi hẹp nhất của hầu họng thì tình trạng tắc nghẽn mới được cải thiện.
Dị vật rơi sâu vào các cơ quan khác trong cơ thể có thể gây những tổn hại đến các cơ quan đó. Ví dụ, vật sắc nhọn rơi vào đường tiêu hóa có thể gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Dị vật rơi vào phế quản sẽ gây viêm phổi do dị vật, việc điều trị có thể rất khó khăn. Do đó hãy cố gắng sơ cứu để đưa dị vật rơi khỏi vùng hầu họng và ra ngoài.
Hãy chắc chắn đã nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt, tránh việc cười đùa nhiều khi đang nhai thức ăn. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ chỉ ăn ở tư thế ngồi, nhai nuốt thức ăn kỹ trước khi cười đùa.
Không để trẻ đùa nghịch, cười đùa, chạy nhảy khi đang ăn kẹo singum hoặc kẹo mút.
Không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những loại hạt dễ gây nghẹn như hạt hướng dương, hạt đậu, dưa hấu có hạt, bỏng ngô, kẹo cứng...
Tránh cho trẻ quá nhỏ ăn các thức ăn mềm dễ gây nghẹn như pho mát, kẹo dẻo, kẹo cao su...
Dạy trẻ không được bỏ những đồ vật vào miệng, đặc biệt ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi, lứa tuổi trẻ đang tò mò về mọi thứ xung quanh. Có thể kiểm tra kỹ những đồ chơi của trẻ, không cho trẻ chơi những đồ vật quá bé và có vật liệu không an toàn.
Đặt ngoài tầm với của trẻ những vật kích thước nhỏ hay đồ dùng dễ vỡ, tránh trẻ lấy và bỏ vào miệng.
Đối với người lớn tuổi, tránh để cho họ ăn những đồ quá dai, khó nhai, khó tiêu hóa như mộc nhĩ, măng khô, các loại thịt dai...
Bài viết đã cung cấp những thông tin hướng dẫn cách sơ cứu mắc nghẹn. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những bài viết hay về y học và đời sống nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.