Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Những bệnh từ chó, mèo lây sang người

Ngày 20/08/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Với bản tính hay đi lang thang khám phá của chó mèo thì chúng rất dễ dàng bị nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Và khi chúng ta tiếp xúc với chúng có thể bị lây những bệnh không mong muốn, hãy cùng tìm hiểu và bảo vệ cho sức khỏe của chúng ta và thú cưng của mình nhé.

Điều kiện môi trường và khí hậu ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người và cả động vật, và những vật nuôi trong nhà như chó và mèo cũng mang rất nhiều mầm bệnh vi khuẩn, virus gây hại… đối với chính với bản thân chúng và cho cả con người. Cùng tìm hiểu những bệnh từ chó, mèo lây sang người để có cách phòng chống hiệu quả.

Những bệnh từ chó, mèo lây sang người

Bệnh dại

Những bệnh từ chó, mèo lây sang người 1Bệnh dại lây lan từ những vết cắn của động vật

Cũng giống như con người, những thú cưng như chó với mèo cũng sẽ gặp một số loại bệnh nhất định trong giai đoạn sinh ra và lớn lên của mình. Đặc biệt nguy hiểm khi chúng có thể truyền nhiễm cho chính chủ nhân của mình.

bệnh dại là một trong những loại bệnh nặng đe dọa đến tính mạng của chúng ta nếu thú cưng của mình không được chích ngừa cẩn thận. Virus dại chủ có ở trong nước bọt chó mèo và có thể lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết cào... Khiến da người bị tổn thương và chảy máu. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, với những dấu hiệu của người lây bệnh như mất ngủ, lo lắng, sợ nước, sợ gió, co giật, ảo giác, tê liệt và có thể sốc nhiễm trùng dẫn đến cái chết, còn động vật sau khi cắn người cũng sẽ bị phát virus dại với những biểu hiện như thích ẩn nấp trong những nơi tối tăm, đi loạng choạng, chán ăn và co giật.

Cách để phòng chống bệnh này chỉ có cách là bạn nên đưa thú cưng chó mèo của mình đi tiêm vắc xin phòng bệnh và hạn chế bị chó, mèo cắn, đặc biệt là với trẻ em. Khi bị cắn cũng không nên quá lo lắng vì vẫn có những loại vacxin phòng chống bệnh dại cho con người.

Bệnh giun sán như giun đũa, giun móc và sán dây

Những bệnh từ chó, mèo lây sang người 2Lây nhiễm giun sán khi tiếp xúc với phân chó mèo

Giun đũa giun móc và sán dây là những ký sinh sống trong phân của chó mèo và trứng giun trong phân của chúng có thể truyền qua da nếu bạn tiếp xúc với nó trong quá trình dọn dẹp. Đây là căn bệnh có thể lây từ chó sang người cực kỳ nguy hiểm. Triệu chứng của động vật khi nhiễm bệnh do ký sinh trùng gây ra thông thường là sụt cân, tiêu chảy, nôn mửa, phân có máu do những ký sinh trùng này bám vào niêm mạc ruột của chúng và truyền ra ngoài bằng đường phân.

Nếu bạn không cẩn thận có thể lây nhiễm bệnh này với những triệu chứng như giảm cảm giác thèm ăn, thiếu máu, ho, khó thở, nổi mề đay, đau bụng, phân có máu. Khi có những dấu hiệu này, bạn nên đưa thú cưng đến thú y và cũng kiểm tra xem bản thân có bị lây nhiễm không, nếu người bị nhiễm sán chó nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như viêm cơ, viêm dạ dày, viêm mô dưới da hay các bệnh lý giãn cơ tim, khối giả u ở tim gây ra đột tử.

Viêm da dị ứng

Đây là chứng bệnh phổ biến ở chó mèo do không được tắm rửa sạch sẽ, ẩm thấp tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển hoặc do nhiễm trùng từ vết thương trong quá trình cắn nhau gây ra các nốt xuất huyết, từ đó dẫn đến viêm da và chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thường xuyên. Tùy vào một số loại vi khuẩn có thể lây sang người gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức.

Để tránh lây nhiễm bệnh từ chó, mèo chúng ta cần

Những bệnh từ chó, mèo lây sang người 3Tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho thú cưng

Trên đây là những loại bệnh lây từ chó mèo sang người, nhưng bạn đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát dễ dàng việc này bằng cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với chó mèo.

Tiêm phòng những vắc xin chống lại bệnh những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh dại cho chó mèo. Việc tiêm vắc-xin không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng sẽ có độ bảo vệ cao sẽ chống lại sự truyền nhiễm từ thú cưng sang người. Trường hợp bị chó mèo cắn không rõ nguồn gốc hoặc chưa tiêm vaccine thì bạn cần đi khám y tế để tiêm phòng bệnh dại ngay.

Thường xuyên tắm cho thú cưng của mình bằng các loại dầu, sữa tắm chuyên dụng và tạo môi trường sống sạch, thực hiện vệ sinh nơi nuôi nhốt định kỳ 2 – 3 tuần/ lần. Sử dụng găng tay, túi nhựa hoặc xẻng để làm sạch phân chó, sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng.

Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với chó mèo vì có thể dễ bị chúng cắn hoặc tiếp xúc với chất thải của chúng như lông, phân, nước tiểu.

Khi chú chó của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của những chứng bệnh nêu trên thì cần đưa đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh lây lan cho những người trong gia đình. Với những người có tiền sử dị ứng với lông mèo, lông chó với một số triệu chứng như ngứa da, chảy nước mắt, chảy nước mũi, khó thở, buồn nôn, hắt hơi… Thì không nên tiếp tục nuôi dưỡng chúng nữa mà hãy chọn một gia đình khác tốt cho thú cưng của mình.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin