Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lao tiềm ẩn không hoạt động cơ chế lây vi trùng lao. Tuy nhiên, một khi vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và nhân lên trong cơ thể, một người có thể chuyển từ nhiễm lao tiềm ẩn sang bệnh lao. Vì vậy, điều trị lao tiềm ẩn là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh chuyển biến thành lao. Cùng tìm hiểu cách điều trị lao tiềm ẩn ngay sau đây nhé!
Bệnh lao tiềm ẩn xảy ra khi một người bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis nhưng ở trạng thái bật hoạt, không có triệu chứng và không thể lây nhiễm cho người khác. Người bình thường dễ bị lây bệnh lao từ những người mà họ sống hoặc làm việc cùng. Hầu hết những người mắc bệnh lao ở dạng hoạt động đã được điều trị bằng các loại thuốc thích hợp trong ít nhất hai tuần đến khi không còn lây nhiễm nữa.
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn thường dùng 2 xét nghiệm sau:
Xét nghiệm tuberculin qua da bằng xét nghiệm Mantoux được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức Y tế Thế giới. 0,1 mL tuberculin được tiêm vào nội bì vùng một phần ba trên của cẳng tay. Kết quả sẽ được đọc sau 72 giờ bằng cách đo đường kính của vùng da bị cứng chứ không phải vùng da bị sưng đỏ.
Mẫu xét nghiệm sẽ được trộn với 1 peptid giả antigen của vi khuẩn bệnh lao. Nếu người đó đã tiếp xúc với vi khuẩn lao, các tế bào bạch cầu sẽ nhận ra kháng nguyên này và giải phóng interferon-g IFN-g, kết quả xét nghiệm sẽ dựa trên lượng IFN-g được giải phóng. Thử nghiệm này không phụ thuộc vào việc người bệnh đã được tiêm vắc xin BCG hay chưa. Nếu xét nghiệm này dương tính, bác sĩ sẽ khám và yêu cầu chụp hình phổi để xác nhận.
Điều trị lao tiềm ẩn để tiêu diệt vi trùng lao tiềm ẩn không hoạt động trong cơ thể với mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh lao hoạt tính sau này.
Điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm 90% nguy cơ mắc lao tiềm ẩn phát triển thành bệnh lao hoạt động, tức là cứ 100 người mắc lao tiềm ẩn mà không được can thiệp thì có khoảng 5 đến 10 người bị lao lại, nếu 100 người dùng thuốc thì chưa đến 1 người bị lao hoạt động và lao phổi tái phát, ảnh hưởng của quá trình điều trị bệnh lao tiềm ẩn sẽ kéo dài hơn 10 năm nếu dùng đủ liệu trình.
Những người cần điều trị bệnh lao tiềm ẩn bao gồm:
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng của bệnh lao phổi, và sẽ lấy đờm để xét nghiệm nếu cần thiết. Trong kết quả xét nghiệm máu sẽ kiểm tra huyết sắc tố và số lượng bạch cầu trong máu, kiểm tra gan, thận và HIV.
Sau khi trao đổi và thảo luận với bệnh nhân, bác sĩ đưa ra phương án điều trị. Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc chống lao. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc hoặc cách phối hợp thuốc phù hợp nhất. Phác đồ điều trị sẽ kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Việc điều trị có thể gặp phải những tác dụng phụ do thuốc, vì vậy nếu có các triệu chứng lạ, bạn cần nói chuyện với bác sĩ kịp thời.
Điều trị bằng thuốc Isoniazid
Đối với người lớn, mỗi ngày dùng 1 liều isoniazid 300mg, uống 1 lần vào 1 giờ nhất định, thường trước bữa ăn 1 giờ, sử dụng thuốc đều đặn trong 9 tháng.
Đối với trẻ em, Đối với trẻ em, mỗi ngày dùng 10mg Isoniazid đối với 1 kg, uống 1 lần vào giờ cố định, thường trước bữa ăn 1 giờ và uống hàng ngày trong 6 tháng.
Phác đồ 3 HP
Phác đồ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc mỗi tuần một lần, tương đương 12 liều trong 3 tháng, cụ thể như sau:
Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng nếu trong gia đình có trẻ mắc bệnh lao tiềm ẩn thì tuyệt đối không được sử dụng phác đồ 3HP nếu trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị lao tiềm ẩn, bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc y tá. Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu bệnh nhân gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức. Bệnh nhân có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc và quay lại phòng khám để kiểm tra thêm. Bệnh lao đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và những người đã bị nhiễm HIV. Vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh lao, hãy tầm soát bệnh thường xuyên.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.