Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ

Đôi khi xuất hiện các nốt nổi trong khoang miệng và lưỡi gây hoang mang khiến bạn không phân biệt được nhiệt miệng và ung thư lưỡi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi để có thể nhận biết sớm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế cần thiết.

Mặc dù có triệu chứng nổi hạt vùng họng và lưỡi gần giống nhau nhưng nhiệt miệng và ung thư lưỡi lại là hai tình trạng khác nhau. Thông qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phân biệt cả hai trường hợp trên.

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một loại bệnh ác tính nguy hiểm, thường xuất hiện trong vùng miệng và lưỡi. Giai đoạn đầu của bệnh thường khá mơ hồ và khó nhận biết, dẫn đến việc chủ quan không đi khám và điều trị. Các triệu chứng thường trở nên rõ rệt và nổi bật chỉ khi bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng. Điều này đồng nghĩa rằng, việc chẩn đoán ung thư lưỡi thường xảy ra ở giai đoạn muộn, khi mà bệnh đã diễn biến nghiêm trọng hơn.

huong-dan-phan-biet-nhiet-mieng-va-ung-thu-luoi.jpg
Ung thư lưỡi là một loại bệnh ác tính nguy hiểm

Mỗi năm, trên toàn cầu, có khoảng 263.900 người mắc bệnh ung thư lưỡi mới và có đến 128.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tại Hoa Kỳ, vào năm 2009, ghi nhận 10.530 ca mắc ung thư lưỡi mới và 1.900 bệnh nhân đã tử vong vì bệnh này, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư lưỡi đang gia tăng đáng kể.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một tình trạng tổn thương niêm mạc trong miệng, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong khoang miệng và dưới tác động của nước bọt. Tình trạng này thường gây ra sự đau đớn và khó chịu đáng kể, gây khó khăn trong việc ăn uống và có thể kéo dài trong thời gian dài.

Về dấu hiệu, nhiệt miệng thường xuất hiện dưới dạng các đốm trắng nhỏ, thường nổi lên trên niêm mạc trong miệng. Tuy nhiên, sau một thời gian, các vết loét này có thể lan rộng và kết hợp lại với nhau, tạo thành những vùng tổn thương lớn hơn, được gọi là ổ kéo dài. Thường thì, những vết loét này có kích thước từ 1 đến 2 mm và thường tập trung ở các vùng như lợi, môi trong, hoặc lưỡi.

Đa số người bị nhiệt miệng thường gặp phải các vết loét không quá sâu và có kích thước nhỏ, và chúng thường xuất hiện ở vùng môi trong, lưỡi, hoặc lợi.

Hướng dẫn phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Để phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi, bạn có thể dựa vào các điểm khác nhau sau đây:

Các đặc điểm của vết loét

  • Nhiệt miệng: Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng ở trung tâm và bờ màu đỏ. Kích thước thường nhỏ hơn 1cm. Vùng xung quanh vết loét có thể sưng, đỏ, nóng, và đau, nhưng vẫn mềm mại. Thường không có chảy máu và không có mùi khó chịu.
  • Ung thư lưỡi: Tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc thậm chí là một u sùi trên lưỡi. Màu sắc thường xen lẫn giữa đỏ, vàng, và có khi đen do hoại tử. Có thể gây đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét, có thể có vùng chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.
huong-dan-phan-biet-nhiet-mieng-va-ung-thu-luoi-1.jpg
Vùng xung quanh vết loét nhiệt miệng vẫn mềm mại, không chai cứng

Thời gian mắc bệnh

  • Nhiệt miệng: Thường khỏi sau 1 - 2 tuần và có thể tái phát nhiều lần, thường ở vị trí khác nhau.
  • Ung thư lưỡi: Tổn thương kéo dài nhiều tháng hoặc có thể kéo dài hàng năm. Đôi khi tổn thương có thể lành lại sau đó tái phát ở cùng một vị trí. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần hoặc vết loét tái phát ở cùng một vị trí, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư.

Nổi hạch

  • Nhiệt miệng: Nếu bạn có nhiệt miệng nổi hạch góc hàm hoặc cổ, có thể là biểu hiện của nhiệm trùng và cần dùng kháng sinh.
  • Ung thư lưỡi: Nổi hạch cũng có thể là triệu chứng của ung thư lưỡi. Trong trường hợp này, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Triệu chứng toàn thân

  • Ung thư lưỡi: Có thể gây các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể, sốt kéo dài, và khó khăn trong việc nhai, nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi.
  • Nhiệt miệng: Thường không gây ra các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng thường khỏi khi được điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ sự lo lắng nào về tổn thương trong miệng, đặc biệt là khi nó kéo dài hoặc có triệu chứng bất thường, hãy thăm khám bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán chính xác. Việc đánh giá từ chuyên gia y tế là quan trọng để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng như ung thư.

Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy chăm sóc răng miệng của bạn bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày. Thay đổi bàn chải đánh răng của bạn ít nhất sau mỗi 3 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

huong-dan-phan-biet-nhiet-mieng-va-ung-thu-luoi-3.jpg
Vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần mỗi ngày

Ngừng hút thuốc lá và thuốc lào: Hút thuốc lá và thuốc lào là nguy cơ lớn cho việc phát triển ung thư miệng và lưỡi. Nếu bạn có thói quen này, hãy dừng ngay lập tức.

Kiểm soát cân nặng và luyện tập thể dục: Duy trì cân nặng ở mức phù hợp và tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn và giảm nguy cơ ung thư lưỡi.

Ăn đủ loại rau quả: Người bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì? Hãy bổ sung nhiều loại rau quả vào chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là các loại màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, cà chua, và đậu nành. Những thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxi hóa có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Hạn chế thực phẩm có hại: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối, thức ăn chiên, nướng, và các loại thức ăn đóng hộp. Các thực phẩm này có thể tạo ra các chất gây độc hại cho miệng và lưỡi.

Khám nha khoa định kỳ: Hãy thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề về răng miệng hoặc tổn thương lưỡi nào.

Lấy cao răng định kỳ: Lấy cao răng định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng và giữ cho miệng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.

Nhớ rằng việc duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để giảm nguy cơ phát triển ung thư lưỡi và các vấn đề về miệng và răng miệng khác.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về hướng dẫn phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về nhận biết triệu chứng và phòng ngừa bệnh.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.