Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, có thể ở người lớn và trẻ em. Vết bỏng không chỉ tổn hại đến sức khỏe trước mắt mà còn để lại nhiều hậu quả lâu dài, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để xử lý kịp thời và sơ cứu đúng cách để hạn chế tối đa những di chứng để lại do bỏng?
Tùy thuộc vào mức độ bỏng cũng như loại bỏng mà chúng ta sẽ có những cách sơ cứu khác nhau sao cho phù hợp. Hãy đọc bài viết bên dưới để biết được cách thức sơ cứu đúng cách theo từng mức độ cho người bị bỏng nhé.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bỏng là một tai nạn chúng ta thường gặp phải. Đối tượng bị bỏng thường là những người làm công việc nội trợ, trẻ em, hay những công việc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn. Chính vì vậy, việc nắm các kỹ năng sơ cứu khi bị bỏng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc xác định mức độ bỏng để có phương pháp sơ cứu kịp thời là rất cần thiết.
Bỏng sẽ có 3 mức độ khác nhau:
Khi bị bỏng, bộ phận đầu tiên chịu ảnh hưởng là da, sau đó tùy vào mức độ bỏng mà có thể ảnh hưởng đến phần cơ, mạch máu hay xương,... có nhiều trường hợp bị bỏng quá nặng sẽ dẫn tới bị liệt hoặc tử vong.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng, tuy nhiên chủ yếu được chia làm 4 nguyên nhân chính:
Việc trang bị các kiến thức khi bị bỏng sẽ giúp bạn ứng biến kịp thời khi sự cố bỏng xảy ra, nhất là các kiến thức liên quan đến kỹ năng sơ cứu đúng cách. Điều này rất quan trọng vì chúng sẽ giúp vết bỏng đỡ đau rát, nhanh chóng phục hồi và hạn chế tối đa các vết sẹo để lại trên da.
Khi bị bỏng, bạn cần nhanh chóng ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát khoảng 15 - 30 phút. Khi bạn xối nước càng lâu thì vết bỏng sẽ nhanh dịu lại và khả năng lành lặn càng nhanh. Tuyệt đối không cố cởi quần áo chỗ bỏng vì có nhiều trường hợp da bỏng bị dính chặt vào quần áo, nếu cố cởi ra sẽ làm bong vết bỏng, kéo tuột da và làm tổn thương trầm trọng. Do đó, chỉ cởi quần áo khi quần áo tự bong ra khỏi da thịt.
Ngoài ra, các chuyên gia còn nhấn mạnh không được ngâm vùng da bỏng vào nước đá vì khi da tiếp xúc với đá lạnh đột ngột sẽ dễ khiến bệnh nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Thậm chí có nhiều người còn thoa kem đánh răng hoặc nước mắm vào vùng da bị bỏng vì cho rằng nó sẽ làm dịu vết thương. Tuy nhiên, những thói quen sai lầm khi sơ cứu bỏng có thể khiến nhiễm trùng và tình trạng vết bỏng thêm nặng nề. Đây cũng là những cách sơ cứu bỏng mà rất nhiều người mắc phải.
Vậy cách sơ cứu bỏng đúng cách là làm như thế nào? Dưới đây là cách sơ cứu theo từng mức độ bỏng mà các chuyên gia gợi ý:
Bỏng ở mức độ 1
Bỏng ở mức độ 2
Bỏng ở mức độ 3
Qua bài viết trên, có thể bạn cũng thấy bỏng rất dễ dàng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ biết cách sơ cứu bỏng đúng cách để hạn chế tổn thương. Do đó, nhà thuốc Long Châu hi vọng rằng thông qua bài viết chia sẻ vừa qua, bạn có thể nắm được các cách sơ cứu và chăm sóc vùng da bỏng để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.