Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Va chạm với xe máy mà không cẩn thận có thể gây phỏng bô và vết bỏng có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ. Vậy khi bị phỏng bô nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Phỏng bô không chỉ gây đau mà còn có thể làm thay đổi cấu trúc da và vết phỏng có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng và giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Có nhiều loại phỏng, bao gồm phỏng nhiệt, phỏng hóa chất và phỏng do điện giật. Trong số này, phỏng nhiệt là dạng phổ biến nhất và thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Phỏng nhiệt có thể chia thành hai loại chính: Nhiệt khô và nhiệt ướt.
Phỏng bô là một loại phỏng nhiệt khô, hay gặp ở phụ nữ mặc váy ngắn hoặc trẻ em hiếu động. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với ống bô xe máy sau khi xe mới đi từ bên ngoài về, hoặc do diện tích nhà chật hẹp khiến việc di chuyển dễ chạm vào ống bô xe đang ở nhiệt độ cao.
Mặc dù diện tích phỏng bô thường nhỏ, nhưng nhiệt độ cao từ ống bô xe truyền qua da rất nhanh và lâu, dễ gây tổn thương sâu. Nếu không được sơ cứu kịp thời và chăm sóc đúng cách, phỏng bô có thể dẫn đến sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết phỏng bô là một bước quan trọng để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Các cấp độ phỏng bô được phân loại từ nhẹ đến nặng như sau:
Phỏng độ 1 thường được coi là phỏng nhẹ, giống như bị cháy nắng. Lớp da ngoài cùng bị tổn thương nhưng không gây ra bất kỳ vết rộp nào. Da có thể cảm thấy khô và đau, nhưng không bị phồng rộp hay có dấu hiệu của mụn nước. Vết phỏng loại này thường lành trong vòng vài ngày đến một tuần mà không để lại sẹo.
Đặc điểm:
Phỏng độ 2 được chia thành hai loại là nhẹ và nặng:
Nhẹ: Vùng da bị đỏ, đau, và chuyển sang màu trắng khi chạm vào. Vết phỏng sẽ phồng rộp nhưng vẫn còn nang lông và tuyến mồ hôi hoạt động.
Nặng: Vết phỏng có thể đau hoặc không đau nếu tổn thương sâu đến mức các dây thần kinh bị đứt. Da có thể ẩm hoặc khô, tùy thuộc vào việc tuyến mồ hôi bị phá hủy đến đâu. Lông trên vùng da bị tổn thương thường rụng và da có thể chuyển sang màu trắng khi chạm vào.
Phỏng độ 2 thường mất nhiều thời gian hơn để lành, có thể kéo dài từ vài tuần đến một tháng. Có nguy cơ để lại sẹo và cần chăm sóc y tế kỹ lưỡng hơn so với phỏng độ 1.
Đặc điểm:
Phỏng độ 3 là loại phỏng nghiêm trọng nhất, có thể ảnh hưởng đến cả xương và cơ nếu vết phỏng đủ sâu. Do tổn thương toàn bộ các lớp da và dây thần kinh, vùng phỏng thường không đau vì dây thần kinh cảm giác đã bị hủy hoại. Da có thể có màu trắng, đen hoặc cháy và thường khô. Vết phỏng loại này cần được điều trị y tế ngay lập tức và thường yêu cầu ghép da hoặc các phương pháp điều trị phức tạp khác.
Đặc điểm:
Phỏng bô xe máy cần được sơ cứu và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bị phỏng bô nên làm gì?
Ngay khi bị phỏng bô, bạn nên nhanh chóng làm mát vùng da bị tổn thương. Ngâm vết phỏng trong nước mát sạch với nhiệt độ khoảng 16 - 20°C. Thực hiện ngay lập tức để giảm nhiệt độ trên da và ngăn chặn tổn thương sâu thêm. Nếu bạn để quá 30 phút sau khi bị phỏng, hiệu quả làm mát sẽ giảm. Ngâm vùng bị phỏng từ 15 - 30 phút hoặc cho đến khi cảm giác đau rát giảm hẳn.
Sau khi làm mát, việc làm sạch vết thương là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhẹ nhàng rửa vùng da bị phỏng bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các dị vật. Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể gây kích ứng thêm cho da.
Sau khi làm sạch và lau khô vết thương bằng khăn sạch, bạn nên bôi kem hoặc thuốc sát trùng dành riêng cho vết phỏng. Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành da. Một số loại kem chứa thành phần kháng khuẩn và làm dịu da, giúp giảm viêm và đau.
Để bảo vệ vết phỏng và giữ cho nó sạch sẽ, bạn nên dùng gạc vô trùng hoặc vải sạch để che phủ. Băng gạc nên được đặt nhẹ nhàng và không quá chặt để tránh gây áp lực lên vùng da bị tổn thương. Bạn có thể mua băng gạc chuyên dụng từ tiệm thuốc để đảm bảo vết thương được chăm sóc tốt nhất.
Việc thay băng hàng ngày là rất quan trọng để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Rửa vết phỏng bằng nước muối sinh lý trước khi thay băng mới. Sau đó, bôi kem trị phỏng và dùng gạc vô trùng để băng lại. Tiếp tục thực hiện quy trình này cho đến khi vết thương lành và không còn hiện tượng đỏ da.
Khi vết phỏng đã khô và bắt đầu lành, bạn có thể áp dụng các biện pháp để làm mờ sẹo, nhằm tránh mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm mờ sẹo hiệu quả:
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin khi bị phỏng bô nên làm gì? Sơ cứu kịp thời và đúng cách sau khi bị phỏng bô có thể giúp giảm diện tích phỏng, giảm độ sâu tổn thương và làm cho quá trình lành vết phỏng diễn ra thuận lợi hơn. Điều này cũng giúp hạn chế sẹo xấu sau phỏng, cải thiện thẩm mỹ và chức năng của vùng da bị tổn thương.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.