Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ không may bị bỏng nước sôi, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó áp dụng những cách sau để giảm đau và chăm sóc vết bỏng của trẻ.
Cần làm mát ngay vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát
Khi trẻ bị bỏng chắc chắn trẻ sẽ rất đau và hoạn loạn, mẹ nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng tháo bỏ những những vật đang che vùng bỏng như giày, quần áo, vòng tay trước khi vết bỏng sưng nề.
Sau đó cần làm mát ngay vùng da bị bỏng, bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước mát cho nước chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút để sơ cứu trị bị bỏng nhanh chóng.
Nếu có sẵn thuốc trị bỏng mẹ nên bôi một lớp mỏng lên vết thương để làm dịu vết bỏng và giúp vết bỏng mau lành. Sau đó mẹ băng lại bằng gạc sạch vô khuẩn hoặc có thể dùng vải sạch, sau 24 giờ nên thay băng mới và sau thực hiện liên tục từ 2–3 ngày. Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu vết bỏng trên diện rộng, gần những vùng da nguy hiểm như mặt, cổ họng thì ngay sau khi sơ cứu cần đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc tại nhà, khi trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng như da bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh vết bỏng, vết bỏng có mùi hôi làm bé đau hơn, vết bỏng sưng nhiều, bé sốt hoặc kèm ớn lạnh thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 - 4 lần/ngày. Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng đây là cách hữu ích để điều trị bỏng vì mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Khoai tây cũng có tác dụng nếu như bạn sử dụng chúng đắp lên vết bỏng càng sớm càng tốt, giúp da không bị phồng rộp, dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ được làm mát, nhanh kéo da non hơn và không để lại sẹo.
Trong nha đam chứa nhiều tinh dầu tự nhiên kết hợp với nguồn nước dồi dào có tác dụng át nhiệt rất nhanh. Ngay khi bị bỏng mẹ lập tức cho trẻ rửa qua nước mát, dùng 1 lát nha đam đắp lên, chà nhẹ để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng giúp vết thương không bị phồng rộp và lở loét. Nha đam không chỉ làm mát vết thương mà cũng có khử trùng và chữa bỏng hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc đặc trị.
Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, mẹ có thể dùng giấm hòa cùng với nước rồi rửa sạch vết bỏng, sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này băng vào vết thương, cứ 2 - 3 giờ thay băng gạc mới một lần để làm mát và giảm đau hiệu quả.
Cắt một miếng hành tây rồi vắt nước lên chỗ bỏng, vì trong hành tây có chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp giúp vùng da bị bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục.
Trộn một ít dầu dừa cùng vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da. Vì dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn kết hợp với vitamin C trong nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng.
Bạn cho túi lọc trà vào nước lạnh trong vài phút rồi chà nhẹ lên vùng da bị bỏng, hoặc để túi trà trên vết bỏng rồi dùng băng gạc quấn lại cố định. Chất tanin trong trà đen có tác dụng kháng đau rát và làm dịu vết thương rất hiệu quả.
Gần đây có 1 gia đình chữa bỏng cho trẻ 3 tuổi khi bỏng nước sôi bằng cách chát bùn tro và nước mắm lên người. Điều này vô cùng nguy hiểm vì khiến cho bé đau đớn và ngày càng suy kiệt do nhiễm khuẩn nặng. Lúc đưa bé vào vết thương đang bị ruồi nhặng bâu vào và do vết thương quá nặng nên bé đã không qua khỏi.
Một số phụ huynh khác còn dùng túi muối đắp lên vết bỏng cho để sát khuẩn, khiến vết bỏng bị thối rữa, bốc mùi khiến trẻ phải điều trị cấp cứu và phải phẫu thuật để cấy da.
Vì thế khi trẻ bị bỏng mẹ tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng, nước muối hoặc các loại thuốc mỡ không dùng chữa bỏng bôi để đắp lên vết bỏng. Khi bị bỏng thì vùng bị bỏng lớp da đang rất mỏng và yếu, những vật này có tính bào mòn cao khiến cho lớp da đang rất yếu bị tổn thương nhiều hơn. Vì thế khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc hoặc đưa ngay đến bác sĩ để đảm bảo xử lý vết thương bằng những phương pháp vô trùng có tác dụng kháng khuẩn.
Tuy nói nước lạnh có tác dụng làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp, nhưng mẹ không được dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì nhiệt độ quá thấp từ nước đa sẽ khiến tình mạch bị co lại làm máu lưu thông khó hơn, khiến da vốn đang nhạy cảm sẽ càng dễ bị tổn thương hơn.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...