Khi mang thai, sức khỏe của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, dẫn đến nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, việc gội đầu cần hết sức cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là hướng dẫn các tư thế gội đầu cho bà bầu áp dụng tại nhà một cách đơn giản, thoải mái nhất.
Tư thế gội đầu ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?
Bất cứ tư thế nào trong thai kỳ đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế bà bầu cần phải chú trọng đến các tư thế đứng, ngồi, đặc biệt là tư thế gội đầu. Khi thai nhi ngày càng lớn, một sang chấn mạnh cũng có thể gây áp lực lên tử cung. Nếu không chú trọng đến các tư thế, mẹ có thể bị tê phù chân, đau lưng, giãn tĩnh mạch, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Trong quá trình mang thai, tư thế gội đầu cho bà bầu không thích hợp cũng có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé 4 tư thế gội đầu cho bà bầu đơn giản nhất
Tư thế cúi người
Đây là tư thế gội đầu quen thuộc của nhiều người kể cả khi không mang thai. Mẹ có thể tự gội đầu với tư thế cúi người trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lúc này bụng còn nhỏ nên cúi người không có quá nhiều khó khăn.
- Ưu điểm: Với cách này, mẹ bầu có thể tự gội mà không cần sự giúp đỡ của người khác, phù hợp với bầu 3 - 4 tháng đầu.
- Nhược điểm: Đối với mẹ bụng bầu to hoặc ở những tháng cuối thai kỳ thì không nên áp dụng cách gội này.
Tư thế đứng thẳng
Tư thế này là cách gội đầu của hầu hết nam giới: Đứng thẳng, tắm và gội đầu cùng một lúc. Bà bầu hoàn toàn có thể áp dụng cách gội này trong thai kỳ.
- Ưu điểm: Cách này phù hợp với tất cả các giai đoạn mang thai. Phụ nữ có thể tự làm mà không cần nhờ ai khác, đặc biệt phù hợp với bà bầu có mái tóc ngắn.
- Nhược điểm: Việc gội đứng khiến mẹ bầu bị ướt toàn bộ cơ thể, nếu gội lâu thì nguy cơ cảm lạnh càng cao. Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rủi ro sàn trơn trượt dễ làm mẹ bị ngã.
Bà bầu không nên tự gội đầu đặc biệt từ 5 tháng của thai kỳ trở lên Tư thế ngồi
Tư thế ngồi gội đầu với bà bầu nghe có vẻ lạ và khó hiểu đúng không? Phương pháp gội đầu này sử dụng loại chậu gội đầu dành cho bà bầu, được gắn vào lưng bằng đai cố định. Vì thế, bà bầu có thể gội đầu ngay khi ngồi trên ghế.
- Ưu điểm: Với sự hỗ trợ từ thiết bị chuyên dụng này, mẹ bầu có thể gội đầu tại nhà mà không cần đến tiệm. Bà bầu cũng không cần phải đứng hay cúi, không còn lo đau lưng, tê chân nữa. Đây cũng là cơ hội để người chồng bày tỏ sự quan tâm của mình đối với người vợ của mình đã vất vả mang nặng đẻ đau.
- Nhược điểm: Thai phụ không thể tự gội đầu mà cần đến sự trợ giúp của người khác. Bên cạnh đó, dù tiết kiệm được một khoản chi phí ra tiệm gội đầu nhưng mẹ cũng phải bỏ ra một khoản chi phí để mua chậu gội đầu.
Bà bầu có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân để gội đầu Tư thế nằm ngửa
Cũng giống như tư thế ngồi, tư thế nằm ngửa cần sự hỗ trợ của ghế gội đầu. Mẹ có thể đi gội ở tiệm hoặc mua loại ghế chuyên dụng về để gội đầu.
- Ưu điểm: Đây là tư thế gội đầu thoải mái và an toàn nhất, vừa giảm áp lực lên chân, vừa giảm áp lực lên cột sống.
- Nhược điểm: Thai phụ không tự thực hiện được và cần bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư mua công cụ gội đầu thông minh.
Những lưu ý gội đầu khi mang thai
Điều nên làm
Việc vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng để giúp mẹ cảm thấy dễ chịu trong thai kỳ, không bị bệnh da liễu hoặc nhiễm trùng. Tùy vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc số lần gội đầu: Nếu mẹ khỏe mạnh thì gội đầu thường xuyên hơn, nếu bị ốm hoặc thời tiết lạnh thì gội đầu ít hơn.
Mẹ nên chọn tư thế gội đầu phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ: Khi bụng bầu nhỏ thì có thể tự gội đầu tại nhà bằng cách cúi người hoặc đứng gội; khi bầu lớn hơn (từ tháng thứ 5 trở đi) thì nên nhờ sự giúp đỡ của người khác hoặc đến tiệm để gội.
Tư thế gội đầu nằm ngửa là tư thế tạo sự thoải mái nhất cho bà bầu Điều không nên làm
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu trước đây mẹ có thói quen ngồi xổm gội đầu thì không nên duy trì thói quen này khi mang thai. Bởi tư thế này vừa khó giữ thăng bằng, vừa tạo áp lực lên thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh gội đầu vào các thời điểm sau:
- Khi đang đói hoặc mới ăn no xong.
- Gội đầu quá muộn, vào đêm khuya.
- Gội đầu vào sáng sớm.
- Khi đang có nhiều mồ hôi.
- Khi sức khỏe đang yếu hoặc đang bị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về tư thế gội đầu cho bà bầu mà các mẹ cần biết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ thuận tiện và thoải mái hơn trong việc gội đầu khi mang thai.
Xem thêm:
Cẩm Ly
Nguồn: tổng hợp