Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Hằng
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ xuất hiện đờm ở mũi, ở họng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý khi thực hiện, cùng tìm hiểu nhé!
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở khò khè… Lúc này, chất nhầy sẽ lấp đầy khoang mũi khiến trẻ vô cùng khó chịu. Do trẻ còn nhỏ chưa thể tự hỉ mũi nên mẹ cần hỗ trợ hút đờm cho trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách hút đờm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý khi thực hiện. Cùng tìm hiểu nhé!
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là đường hô hấp. Ngoài ra, khi bị bệnh, do phản xạ ho còn yếu nên khả năng loại bỏ đờm cũng kém. Cụ thể:
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém nên rất nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là cảm lạnh và cúm, gây khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Nguyên nhân chính của triệu chứng này là do quá nhiều đờm đặc, chất nhầy hoặc dị vật trong đường thở. Trong trường hợp bình thường, đờm chủ yếu xuất hiện chủ yếu trong xoang, cuối phổi, cây phế quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến trẻ khó thở, thở khò khè, đôi khi trẻ sẽ chảy nước mũi nhiều hơn.
Đường thở bị tắc nghẽn, dịch đờm không được tống ra ngoài, lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn đường thở. Lúc này, không chỉ là triệu chứng khó thở, trẻ có thể bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hút đờm là biện pháp cần được thực hiện để tạo đường thở thông thoáng cho trẻ, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.
Cụ thể, trong những trường hợp sau, mẹ nên hút đờm cho trẻ:
Tuy nhiên, việc thực hiện hút đờm cho trẻ cần phải có sự tư vấn của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý thực hiện tại nhà.
Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, nhiều mẹ đã dùng miệng để hút đờm cho con. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích phương pháp này. Bởi vì nó làm tăng cơ hội truyền vi khuẩn từ khoang miệng của mẹ sang con. Do đó, việc hút cần có sự hỗ trợ của dụng cụ chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ hút đờm, mẹ nên chọn sản phẩm có kích thước phù hợp để tránh làm tổn thương đến trẻ. Một số dụng cụ hút đờm cho trẻ sơ sinh, cụ thể:
Trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tuân thủ những lưu ý sau:
Trên đây là những chia sẻ về hút đờm cho trẻ sơ sinh. Trong nhiều trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ không thể xử lý được nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bé yêu sớm khỏi bệnh.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.