Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Implant SIC là gì? Trồng răng implant SIC có tốt không?

Ngày 19/01/2024
Kích thước chữ

Hiện nay, implant SIC được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trong đó có Việt Nam bởi nó có những tính năng nổi bật mà các dòng implant khác không có được. Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ của implant SIC cũng một phần nói lên chất lượng của nó. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa biết đến phương pháp trồng răng implant này, cũng như các lợi ích mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về dòng implant này.

Ngoài các loại implant hiện có trên thị trường, implant SIC lại được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những người có nhu cầu cấy ghép răng vĩnh viễn, mất răng ở bất kì vị trí nào. Implant SIC có gì mà được nhiều người quan tâm đến thế mà không phải loại implant nào khác. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Vài nét về implant SIC mà bạn nên biết

Implant SIC là dòng cấy ghép răng chất lượng là sản phẩm của thương hiệu của tập đoàn SIC Invent, được ra đời ở Yverdon-les-Bains (Thụy Sĩ), đây là quốc gia được coi là cái nôi của ngành nha khoa thế giới. Implant SIC là dòng sản phẩm được làm từ titan nguyên chất 100%. Chúng có thiết kế đặc biệt với đường kính cực nhỏ. Nó đảm bảo độ an toàn, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và không bị oxy hóa trong môi trường miệng. Dòng implant SIC có thể thích ứng với nhiều tình trạng mất răng khác nhau. Phù hợp với mọi dáng răng với đặc điểm xương hàm khác nhau.

Cấu trúc của implant SIC gồm có các khớp nối abutment của trụ có thiết kế rãnh song song chắc chắn mang lại sự vừa khít giữa abutment và răng sứ. Loại bỏ hoàn toàn các khoảng trống và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Thiết kế đại thể kép có hai sợi vừa cắt vừa nén xương, tăng độ ổn định ban đầu. Đầu ren sâu ở đầu trụ cho phép đặt trụ dễ dàng và nhanh chóng.

Ngoài ra, bề mặt implant SIC được xử lý bằng công nghệ đặc biệt, được phủ một lớp màng sinh học TiUnite. Chính vì tính năng này mà trụ implant SIC sẽ đứng vững trên khung hàm khi đưa vào miệng và nhanh chóng tích hợp vào khung xương và có độ ổn định cao. Mô phỏng hoàn hảo hình thái xương. Trồng răng implant mất khoảng một thời gian hồi phục ngắn là có thể ăn nhai giống như răng thật mà không gặp bất kỳ biến chứng hay bất tiện nào. 

Implant sic là gì? Trồng răng implant sic có tốt không? 1
Cấu trúc của trụ implant SIC được được chế tạo từ 100% titan nguyên chất nên rất an toàn

Trồng răng Implant SIC có tốt không?

Implant SIC là một loại trụ răng được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng do đặc tính nổi bật của nó bao gồm:

  • Thiết kế siêu nhỏ gọn không chiếm nhiều diện tích trên xương hàm của bạn. Không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Phù hợp với mọi vị trí mất răng và giảm tối đa tình trạng tiêu xương hàm.
  • Tính thẩm mỹ cao với răng có màu sắc đẹp tự nhiên, kể cả những trường hợp phục hình răng cửa.
  • Thiết kế trụ có tỷ lệ ren tiêu chuẩn mang lại kết quả cao trong quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ implant.
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng, hồi phục sau khi cấy ghép chỉ khoảng 6 tuần là bạn có thể ăn. Loại bỏ tình trạng mất xương xung quanh trụ cầu và giảm thiểu sự dịch chuyển của trụ cầu cấy ghép.
  • Khả năng chịu lực rất mạnh, có thể nhai các loại thức ăn cứng, dai một cách thoải mái.
  • Tính tương thích sinh học cao. Hạn chế tối đa sự dịch chuyển của trụ implant.
  • Implant SIC có tuổi thọ cao, khả năng tồn tại mãi nếu được chăm sóc răng miệng đúng cách.

Với những tính năng nổi bật trên của implant SIC thì chắc hẳn việc trồng răng implant SIC sẽ tốt hơn so với các dòng implant khác. Tuy nhiên, công nghệ implant nào cũng vậy, sẽ có những hạn chế nhất định như: Độ tuổi được thực hiện, thời gian đánh giá chất lượng chưa đủ, cũng như độ phổ biến của implant SIC so với các dòng implant khác ở thị trường Việt Nam. Chính vì thế mà giá cả cũng sẽ chênh lệch nhiều hơn so với các dòng implant phổ biến.

Implant sic là gì? Trồng răng implant sic có tốt không? 2
Trụ implant SIC phù hợp với nhiều vị trí mất răng khác nhau

Những trường hợp được trồng răng implant SIC

Nếu bạn bị mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm, bạn có thể chọn implant SIC theo các cách sau:

  • Thiếu mất 1 răng: Implant được đặt vào đúng vị trí răng đã mất và mão sứ được gắn thông qua kết nối abutment là cấy ghép đã xong.
  • Nếu thiếu 2 răng liền kề: Bác sĩ lắp 2 trụ implant và gắn 2 mão sứ riêng biệt thông qua kết nối abutment.
  • Nếu mất nhiều răng liền kề: Cũng có thể làm cầu răng sứ để tiết kiệm chi phí, vì số lượng trụ implant cấy vào ít hơn số lượng răng bị mất.
  • Mất toàn bộ hàm: Trường hợp này có thể sử dụng kỹ thuật chèn 4 đến 6 trụ implant và gắn mão sứ thông qua các kết nối trụ cầu.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, cấy ghép được nhiều trường hợp mất răng ở các vị trí khác nhau, nhưng phương pháp implant SIC chỉ nên được thực hiện trong một số trường hợp nhất định đáp ứng được các tiêu chí như sau:

  • Implant SIC phù hợp với bệnh nhân trên 18 tuổi khi xương hàm đã phát triển đầy đủ.
  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân tốt và không mắc các bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch.
  • Mật độ xương hàm đủ để cấy ghép Implant.
  • Người không hút thuốc và không uống nhiều rượu.

Bất kể sự lựa chọn thực hiện cấy ghép implant nào để thay thế răng đã mất, kể cả sử dụng phương pháp cấy ghép implant SIC thì bạn nên chọn thực hiện cấy ghép implant tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, được các nha sĩ uy tín thực hiện quy trình cấy ghép tiêu chuẩn y tế.

Implant sic là gì? Trồng răng implant sic có tốt không? 3
Người hút thuốc lá sẽ không được phép tiến hành implant SIC

Trồng răng implant là một kỹ thuật khó trong nha khoa, đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận trong quá trình cấy ghép để đảm bảo an toàn, tránh các biến chứng và không tích hợp của trụ implant bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn cơ sở thực hiện. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về implant SIC cũng như những đặc điểm nổi bật của nó. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe răng