Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mất răng có bị lệch mặt không? Bạn cần làm gì khi bị mất răng?

Ngày 07/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người có quan điểm rằng việc mất một chiếc răng không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên, thực tế là mất răng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai và thẩm mỹ mà còn có thể tác động đến cấu trúc khuôn mặt. Vậy liệu mất răng có bị lệch mặt không và nếu có thì khắc phục bằng cách nào?

Trừ khi bạn đang ở độ tuổi trẻ con, khi đó việc mất răng không chỉ là điều bình thường mà còn trông rất đáng yêu. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã trưởng thành, việc mất răng không hề làm tăng thêm sự hấp dẫn cho gương mặt của bạn mà còn có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cùng Long Châu tìm hiểu về vấn đề mất răng có bị lệch mặt không và bạn cần làm gì khi bị mất răng trong bài viết dưới đây.

Mất răng có bị lệch mặt không?

Mất răng có bị lệch mặt không? Răng không chỉ đóng vai trò trong việc nhai thức ăn mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm và duy trì cấu trúc tổng thể của khuôn mặt. Khi mất răng, sự mất cân bằng trong lực nhai làm cho áp lực không được phân bố đều trên cung hàm. Điều này dẫn đến áp lực tăng lên đáng kể lên các răng còn lại, có thể gây ra các vấn đề như răng xô lệch, nghiến răng, khớp cắn lệch và thậm chí là tiêu xương hàm.

Mất răng có bị lệch mặt không? Bạn cần làm gì khi bị mất răng? 1
Mất răng có bị lệch mặt không?

Tiêu xương hàm là một quá trình tự nhiên diễn ra theo thời gian, nhưng nó tiến triển nhanh hơn ở những người mất răng. Khi xương hàm bị tiêu mòn, các cơ mặt xung quanh sẽ trở nên mềm hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng lệch mặt, vì sự thay đổi trong cấu trúc xương có thể làm biến đổi hình dạng khuôn mặt trở nên mất cân đối. Vị trí của các răng bị mất có thể gây ra tình trạng lệch mặt, đặc biệt là ở những vùng quan trọng sau đây:

  • Răng cửa: Là những răng quan trọng trong cung hàm, răng cửa đóng vai trò trong quá trình ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Nếu mất răng cửa, các răng còn lại có thể phải dịch chuyển về phía trước để điền vào khoảng trống, gây ra tình trạng lệch mặt.
  • Răng nanh: Răng nanh đảm bảo sự cân bằng của khuôn mặt và giữ cho khớp cắn đúng vị trí. Nếu răng nanh bị mất, các răng khác có thể dịch chuyển để điền vào khoảng trống, dẫn đến lệch mặt.
  • Răng hàm: Răng hàm tham gia quan trọng trong việc nghiền thức ăn. Mất răng hàm có thể làm tăng áp lực lên các răng còn lại, gây ra sự xô lệch và thậm chí là tiêu xương hàm.

Vậy đối với vấn đề mất răng có bị lệch mặt không? Câu trả là có. Hệ thống hàm răng của chúng ta là một cấu trúc cân đối, bao gồm nhiều răng được sắp xếp trên cung hàm, giữ vững xương hàm và hỗ trợ quá trình ăn nhai. Khi một hoặc nhiều chiếc răng mất đi, cân bằng tự nhiên trong hệ thống này bị phá vỡ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng lệch mặt.

Những ảnh hưởng do mất răng gây ra cho răng miệng

Ngoài việc quan tâm đến mất răng có bị lệch mặt không, bạn cũng cần chú ý đến một số biến chứng đáng lo ngại khác như:

  • Giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Mất răng dẫn đến giảm sức mạnh của lực nhai và việc nghiền thức ăn không đủ kỹ có thể tạo áp lực lớn lên thành dạ dày. Điều này thường xuyên gây ra các vấn đề như: Đau bao tử, viêm dạ dày và viêm đại tràng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của răng: Các răng lân cận thường có khả năng chuyển động và xô lệch vào vùng trống mất răng. Ngoài ra, những chiếc răng đối diện cũng có thể trồi lên hoặc kéo dài, tạo ra tình trạng không cân đối trong cấu trúc răng.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Ngoài chức năng ăn nhai, răng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm giác và vận động cơ mặt, đặc biệt là với răng hàm dưới. Khi mất răng, những dây thần kinh gần niêm mạc có thể tạo ra cảm giác đau đầu, đau ở khớp thái dương hàm và đau ở vùng cổ, vai, gáy.
  • Rủi ro mắc bệnh lý nướu tăng lên khi mất răng: Nướu ở vị trí răng bị mất dễ bị tổn thương, chảy máu khi ăn uống và vệ sinh răng. Ngoài ra, việc mất răng gây lệch hàm, làm cho các răng còn lại trở nên rời rạc và tạo ra khe hở thuận lợi cho vi khuẩn, dẫn đến các vấn đề như hôi miệng, viêm lợi và viêm nha chu.
  • Gây ra tình trạng thẩm mỹ kém: Việc mất răng cửa hoặc răng nanh có thể tạo ra tình trạng thẩm mỹ kém, làm mất đi sự tự tin khi cười hoặc nói chuyện.
Mất răng có bị lệch mặt không? Bạn cần làm gì khi bị mất răng? 2
Mất răng làm giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Việc mất răng có thể tạo ra tình trạng lệch mặt và gây ra các vấn đề nguy hiểm, như đã được thảo luận ở phần trước. Vì vậy, quan trọng nhất là không nên coi nhẹ vấn đề mất răng mà hãy thực hiện trồng răng ngay từ giai đoạn đầu để ngăn ngừa những biến chứng tiềm ẩn và duy trì sức khỏe răng miệng trong thời gian dài.

Cần làm gì khi bị mất răng?

Nhiều người quan tâm đến cách xử lý khi bị mất răng, đặc biệt là trong trường hợp mất nhiều răng. Khi mất răng, có một số biện pháp có thể được áp dụng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng do mất răng gây ra, bao gồm:

Hàm giả tháo lắp

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những người cao tuổi hoặc những bệnh nhân đã mất răng trong một khoảng thời gian dài. Kỹ thuật này thường được lựa chọn khi mất một số răng hoặc toàn bộ hàm răng. Phương pháp này sử dụng một hàm giả có phần mô nướu được gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân, có thể là hàm giả bán phần hoặc toàn phần tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. 

Khi sử dụng kỹ thuật hàm giả tháo lắp, người dùng có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khả năng hàm giả bị cong và lệch khi chịu lực tác động mạnh, khả năng nhai yếu, có thể rơi khi sử dụng thời gian dài và không ngăn chặn được quá trình tiêu xương. Do đó, hiện nay, kỹ thuật này ít được ưa chuộng hơn.

Làm cầu răng sứ

Đây là một phương pháp thay thế hiệu quả cho việc mất một hoặc nhiều răng trong cùng một khu vực. Phương pháp này giúp giảm bớt một số hạn chế của phương pháp hàm tháo lắp giả. Cầu răng sứ là một kỹ thuật trồng răng giả cố định, tuy nhiên, để có thể thực hiện, hai răng lân cận cần phải tương đối chắc khỏe. Mặc dù có ưu điểm như khả năng nhai tốt hơn, tuổi thọ cao và vẻ ngoại hình tự nhiên hơn so với hàm giả tháo lắp, nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm. Việc làm sạch xung quanh răng dưới cầu răng có thể khó khăn, không ngăn chặn được sự tiêu xương, và có khả năng sứt mẻ nếu nhai đồ cứng.

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant thường được lựa chọn là phương pháp hiệu quả khi cần thay thế một hoặc nhiều răng tại các vị trí khác nhau trong khoang miệng. Phương pháp này mang lại sự hiện đại và khôi phục khả năng ăn nhai gần như răng tự nhiên. Trong quá trình thực hiện, một trụ chân răng giả được gắn vào trong hàm, sau đó, chiếc răng thay thế được kết nối để tạo ra độ bám vững chắc. 

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm tuổi thọ cao khôi phục chức năng nhai tốt, độ thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng đến các răng lân cận và giảm thiểu tình trạng tiêu xương. Tuy nhiên, nhược điểm là cấy ghép Implant đòi hỏi quá trình phẫu thuật, có thể gây ra một số biến chứng tương tự như các can thiệp phẫu thuật khác.

Mất răng có bị lệch mặt không? Bạn cần làm gì khi bị mất răng? 3
Cấy ghép Implant giúp khôi phục khả năng ăn nhai gần như răng tự nhiên

Với việc mất răng, tồn tại nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tác động không chỉ đến sức khỏe mà còn đến vẻ ngoại hình của mỗi người. Vì vậy, khi phải đối mặt với tình trạng này, việc nhanh chóng đến các cơ sở răng hàm mặt để được khám và điều trị là quan trọng. Trì hoãn điều trị có thể dẫn đến tình trạng tổn thương sức khỏe và làm tăng khả năng khó khăn trong quá trình điều trị.

Qua những thông tin được Long Châu chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề mất răng có bị lệch mặt không và những biện pháp khắc phục tình trạng này. Bạn nên đi thăm khám và triển khai các phương pháp điều trị sớm là quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng và tránh tình trạng lệch mặt có thể xuất phát từ vấn đề này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm