Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng vàng không được coi là một bệnh lý cụ thể, mà thường là một vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng hoặc vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đây là một trong những vấn đề về răng miệng mà nhiều người gặp phải, ảnh hưởng đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày. Răng vàng là bệnh gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Răng vàng là bệnh gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Răng vàng là một hiện tượng răng có màu vàng, không còn giữ được độ trắng tự nhiên. Đây là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tình trạng răng vàng không chỉ do vệ sinh răng miệng kém mà còn có nhiều nguyên nhân khác.
Răng vàng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có thể gây ra tâm lý tự ti cho nhiều người. Để giữ cho nụ cười luôn rạng rỡ, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến răng vàng.
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến răng miệng cũng như toàn thân:
Một số loại thực phẩm và thói quen ăn uống có thể làm răng trở nên vàng hoặc bị ố màu. Các thực phẩm và đồ uống có màu đậm như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có gas hay các loại sốt và thực phẩm giàu sắc tố đều có thể làm răng trở nên ố vàng theo thời gian. Việc thường xuyên sử dụng khiến cho tình trạng răng ngày càng xỉn màu mất thẩm mỹ.
Nicotine trong thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm cho răng bị xỉn màu và có nguy cơ mắc bệnh nha chu.
Những người sử dụng thuốc lá thì răng thường vàng ố thậm chí còn ngả sang thâm đen gây mất tự tin trong giao tiếp.
Tuổi càng cao thì màu của răng càng mất dần đi thay vào đó là màu vàng ố. Khi con người già đi, men răng dần mỏng đi, làm lộ ra lớp ngà răng bên dưới có màu vàng, khiến răng trông xỉn màu hơn ảnh hưởng đến cuộc sống nhất là trong giao tiếp.
Có nhiều trường hợp dùng thuốc gây ảnh hưởng đến màu của răng điển hình là thuốc kháng sinh loại Tetracycline, loại thuốc có thể gây biến đổi màu sắc của răng nếu sử dụng. Ngoài ra, các loại nước súc miệng chứa chlorhexidine cũng có thể làm răng bị ố vàng.
Răng vàng là bệnh gì? Răng vàng thường không được coi là một bệnh lý nghiêm trọng, mà chủ yếu là vấn đề thẩm mỹ. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe bởi răng vàng không có những biểu hiệu gây đau đớn cho cơ thể mà chỉ được quan tâm về yếu tố thẩm mỹ. Thế nhưng vẫn có một số ít trường hợp xảy ra các hiện tượng đau răng, chảy máu chân răng không rõ lý do thì đây cũng có thể là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe răng miệng. Một số bệnh lý như:
Có rất nhiều phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng vàng răng để lấy lại sự tự tin và nụ cười sáng đẹp. Việc kết hợp giữa thói quen vệ sinh răng miệng tốt và sử dụng các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp khắc phục tình trạng vàng răng một cách hiệu quả.
Để cải thiện màu sắc răng, việc chải răng đúng cách là rất quan trọng:
Nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm và đồ uống để ngăn ngừa vàng răng:
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm ố vàng răng nghiêm trọng:
Có nhiều phương pháp tẩy trắng răng hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn:
Nước súc miệng chứa các thành phần làm trắng có thể giúp giảm màu vàng của răng:
Việc khám răng tại nha khoa sẽ giúp bạn duy trì được hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng. Tại đó, bạn sẽ phát hiện vấn đề mình gặp phải và có hướng điều trị vàng răng hiệu quả:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ đến bạn những thông tin để trả lời câu hỏi răng vàng là bệnh gì? Bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách bạn có thể khắc phục tình trạng này và giữ cho nụ cười của mình luôn sáng khỏe. Cuối cùng, chúc bạn đọc khỏe mạnh và luôn theo dõi trang web Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.