Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi bà bầu thiếu canxi và những tác hại đáng báo động

Ngày 16/10/2018
Kích thước chữ

Những hiểu biết sai lầm và không đầy đủ về vấn đề thiếu canxi có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Vậy khi bà bầu thiếu canxi sẽ gây ra những hậu quả và tác động như thế nào, cách bổ sung canxi đúng cách và hiệu quả bạn đã biết chưa? Hãy nghe ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này nhé.

Thiếu hụt canxi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường gặp của bà mẹ có thai và cho con bú. Những hiểu biết sai lầm và không đầy đủ về vấn đề này có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Khi mang thai hoặc cho con bú, cơ thể bạn thiếu canxi sẽ gây ra những tác hại to lớn đến cả mẹ và con. Vậy khi bà bầu thiếu canxi sẽ gây ra những hậu quả và tác động như thế nào, cách bổ sung canxi đúng cách và hiệu quả bạn đã biết chưa? Hãy nghe ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này nhé.

Khi bà bầu thiếu canxi và những tác hại đáng báo động1Khi bà bầu thiếu canxi có thể gây ra những ảnh hưởng khôn lường cho cả mẹ và con.

Vai trò của canxi và tác hại khi bà bầu thiếu canxi

Canxi có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đây là khoáng chất đóng vai trò quyết định cho việc phát triển răng, xương và tránh các hiện tượng thai nhi bị dị tật về xương hay còi xương. Ngoài ra canxi còn là chất không thể thiếu cho quá trình đông máu của bé trong bụng mẹ, góp phần phát triển tế bào cơ.

Tác hại khi bà bầu thiếu canxi

Khi bà bầu thiếu canxi sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho cả mẹ và con. Những đứa trẻ sinh ra trong tình trạng thiếu canxi sẽ gặp các vấn đề về xương và cân nặng như nhẹ kí, còi xương, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, giật mình khóc thét khi ngủ... Nếu tình trạng thiếu canxi không được khắc phục kịp thời trẻ có thể bị lùn, dị tật về xương như chân vòng kiềng...

Riêng với mẹ bầu, khi không được cung cấp đủ canxi thì mẹ có thể gặp một số vấn đề như tê buốt răng, rụng răng sớm hơn bình thường và loãng xương. Nếu tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ mang thai kéo dài thì mẹ dễ mắc các biến chứng về tim mạch, xương khớp sau khi sinh như đau lưng, nhất là vùng thắt lưng, tay chân hay có cảm giác tê và nhức mỏi.

Khi bà bầu thiếu canxi và những tác hại đáng báo động2Những tác hại nghiêm trọng cho thai nhi khi bà bầu thiếu canxi.
 

Cung cấp canxi cho bà bầu

Nếu cơ thể người mẹ thiếu canxi thì lượng canxi thiếu hụt ấy sẽ được lấy trực tiếp từ xương để cung cấp cho thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ canxi cho cả mẹ và con bà bầu cần bổ sung lượng canxi gấp đôi. Ngoài việc bổ sung bằng thuốc hay các sản phẩm chức năng, các bà bầu nên kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và tắm nắng để việc hấp thụ và chuyển hóa canxi vào cơ thể tốt hơn. Việc tắm nắng nên thực hiện vào thời gian từ 6h đến 7h sáng, trong ánh nắng mặt trời có chứa viatmain D, đây là một trong những chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và chuyển hóa vào xương tốt hơn.

Khi bà bầu thiếu canxi và những tác hại đáng báo động3Chế độ ăn uống hợp lý góp phần bổ sung canxi cho bà bầu.

Lưu ý khi dùng thuốc cũng như các nhóm thức ăn bổ sung canxi cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, khi bạn bổ sung canxi bằng các loại thuốc hay sản phẩm chức năng cần được sự tư vấn của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng. Cung cấp cho bác sĩ một cách chính xác và đầy đủ nhất về tình trạng sức khỏe của mình. Không tự ý mua các loại thuốc bổ sung canxi về để uống. 

Những thức ăn giàu canxi nếu bạn ăn thường xuyên trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh táo bón, không tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế khi bổ sung canxi bằng các nhóm thực phẩm cần chú ý đến vấn đề này.

Trên đây là những kiến thức cơ bản khi bà bầu thiếu canxi và những tác hại ngiêm trọng đến cả mẹ và con. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ rất tốt để cơ thể mẹ khỏe mạnh và con phát triển toàn diện nhất. Luôn quan tâm đến những biểu hiện dù là nhỏ nhất để sớm phát hiện ra tình trạng thiếu canxi của cơ thể nhé. Chúc bạn sẽ có một thai kì khỏe mạnh.

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin