Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, nội soi đại tràng vẫn là kỹ thuật chính được bác sĩ áp dụng để tầm soát và điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Vậy nội soi đại tràng được thực hiện như thế nào?
Nội soi đại tràng là phương pháp được các bác sĩ ứng dụng vào việc chẩn đoán nhiều bệnh lý tại bộ phận này. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn gây ra e ngại, lo lắng cho nhiều người vì cảm giác khó chịu trong quá trình nội soi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp cũng như quy trình thực hiện nội soi đại tràng.
Nội soi đại tràng là kỹ thuật được các bác sĩ ứng dụng để kiểm tra đại tràng bằng cách dùng ống mềm có gắn camera luồn qua hậu môn vào đại tràng để nhìn thấy được hình ảnh về bộ phận này, qua đó phát hiện được bệnh lý hoặc tổn thương.
Hiện nay, có hai phương pháp nội soi đại tràng:
Nội soi đại tràng thường được các bác sĩ thực hiện cho các trường hợp sau đây:
Quy trình nội soi đại tràng gồm có 3 giai đoạn chính: Trước, trong và sau khi nội soi. Cụ thể, các giai đoạn như sau:
Bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành nội soi đại tràng. Bệnh nhân cần trình bày rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc mình đang dùng. Bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
Đây là bước quan trọng phải có trước khi nội soi nhưng nhiều cơ sở y tế bỏ qua bước này. Nếu bệnh nhân có những bệnh nền nghiêm trọng, đang dùng thuốc chống đông máu mà bác sĩ không kiểm tra và không biết thì khi can thiệp nội soi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Khi được chỉ định nội soi, bệnh nhân được phát thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc để làm sạch đại tràng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng một số loại thuốc đang dùng (thuốc chống đông máu, thuốc sắt, thuốc trị tiểu đường,…) trước và trong ngày nội soi.
Chuẩn bị nội soi đại tràng trước 1 ngày, bệnh nhân cần tránh ăn những thức ăn rắn, chỉ ăn lỏng và các thực phẩm ít chất xơ, hạn chế uống các loại nước có màu. Không ăn hay uống bất cứ gì khi nội soi 2 tiếng. Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà để chăm sóc sau khi thực hiện nội soi xong.
Bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, chân co lại cao lên đến gần tới bụng. Đối với nội soi thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau và thuốc gây tê để giảm bớt sự khó chịu trong quá trình nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn rồi tiến hành bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi nội soi, bệnh nhân có thể thấy khó chịu, đau tức bụng. Người bệnh không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im và hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi xong.
Trường hợp nội soi có gây mê, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê để gây mê toàn thân. Vì nội soi được tiến hành khi cơ thể đang trong trạng thái “ngủ” nên bệnh nhân hoàn toàn không thấy khó chịu và đau đớn trong quá trình nội soi.
Quá trình nội soi đại tràng thường mất khoảng 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Bệnh nhân được đưa đi nghỉ ngơi, thư giãn đến khi tình trạng khó chịu ở bụng giảm dần. Các triệu chứng sau khi nội soi đại tràng có thể xảy ra bao gồm cảm giác đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, muốn đi ngoài nhưng không đi được.
Nếu bác sĩ có thực hiện cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ nhanh chóng hết, vì vậy bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu nhiều,… thì bệnh nhân nên ở lại bệnh viện để được theo dõi.
Bác sĩ sẽ trả kết quả nội soi, kê thuốc, hẹn lịch tái khám (nếu cần) và hướng dẫn cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Hiện nay, nội soi đại tràng được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Ngoài ra, đây còn là cách giúp bệnh nhân tầm soát, phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Không phải có bệnh mới đi khám, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách nội soi đại tràng định kỳ và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, khoa học.
Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc như phương pháp nội soi đại tràng là gì hay tầm quan trọng của phương pháp này như thế nào. Nếu bạn đang gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, táo bón, chướng bụng, đi ngoài ra máu,… hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và nội soi đại tràng kịp thời.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...