Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chóng mặt: Nguyên nhân bất ngờ do lười vận động

Ngày 24/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chỉ vì lười vận động, chúng ta có thể gặp tình trạng không tỉnh táo, mệt mỏi, lờ đờ, thậm chí chóng mặt, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Nếu thay đổi lối sống lười vận động, bạn sẽ cải thiện được tình trạng này và ngày càng khỏe hơn.

Tại sao lười vận động lại là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt, triệu chứng ra sao và làm thế nào để khắc phục, bạn hãy tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Lười vận động, yếu tố gây chóng mặt

Chóng mặt: Nguyên nhân bất ngờ do lười vận động 1 Lười vận động, yếu tố dẫn đến tình trạng chóng mặt, quay cuồng

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt xuất phát từ các bệnh lý của dây thần kinh tiền đình ốc tai (dây số VIII), tai trong và trong não. Nhiệm vụ của tai trong là gửi tín hiệu đến não, thông qua dây thần kinh tiền đình ốc tai, chuyển động của đầu và cơ thể so với trọng lực để giúp bạn giữ thăng bằng.

Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, phổ biến gồm có:

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

Do các hạt sỏi tai bị bong ra, di chuyển tự do trong các ống bán khuyên của tai trong. Nguyên nhân thường do chấn thương đầu hoặc có thể liên quan đến tuổi tác.

Bệnh bệnh ứ nước nội dịch vô căn (Meniere)

Tình trạng rối loạn xảy ra ở tai trong này có thể do sự tích tụ nội dịch và thay đổi áp lực trong tai. Với bệnh này, các cơn chóng mặt đi cùng với ù tai và giảm thính lực.

Viêm dây thần kinh tiền đình/ Viêm mê đạo tai

Đây là tình trạng viêm nhiễm ở tai trong (thường do virus) dẫn đến tổn thương mê đạo tai và phần đầu của dây thần kinh tiền đình ốc tai, từ đó gây ra chóng mặt, mất thăng bằng.

Các nguyên nhân khác

Do bị chấn thương đầu, cổ, các bệnh về não như đột quỵ, khối u hoặc do tác dụng phụ của thuốc, bệnh đau đầu Migraine.

Triệu chứng của bệnh chóng mặt

Khi bị chóng mặt, bạn sẽ có một số triệu chứng như quay cuồng, nghiêng ngả, đung đưa, mất thăng bằng, bị kéo về một hướng.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với chóng mặt như cảm thấy buồn nôn, ói mửa, chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu, đau đầu, đổ mồ hôi, ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém…

Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ hoặc thậm chí lâu hơn. Cơn chóng mặt có thể đến và đi bất chợt hoặc có yếu tố khởi phát.

Đối tượng bị chóng mặt

Những người ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, tiếp xúc với máy tính như nhân viên văn phòng rất dễ bị chóng mặt với lý do rối loạn tiền đình.

Điều trị chóng mặt

Với một số trường hợp, chứng chóng mặt tự động biến mất mà không cần chữa trị do não thích nghi một phần với sự thay đổi của tai trong và dựa vào các cơ chế khác để duy trì cân bằng.

Nếu chứng chóng mặt vẫn tiếp tục, tùy vào nguyên nhân gây ra chóng mặt sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Các phương pháp điều trị chóng mặt gồm có:

Phục hồi chức năng tiền đình

Đây là một phương pháp vật lý trị liệu được khuyến nghị khi bạn bị chóng mặt tái phát. Mục đích là rèn luyện các giác  quan khác của bạn để bù đắp cho hệ thống tiền đình, làm giảm chứng chóng mặt.

Thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ

Phương pháp này để điều trị cho bệnh nhân bị BPPV. Trong quá trình làm thủ thuật di chuyển hạt sỏi tai từ ống bán khuyên vào lại khoang tai trong để được cơ thể hấp thụ, bạn có thể sẽ bị chóng mặt nhiều hơn

Dược phẩm

Với chứng chóng mặt do nhiễm trùng hoặc viêm, có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc steroid để giảm sưng và chữa nhiễm trùng. Với bệnh Meniere, có thể dùng thuốc lợi tiểu để làm giảm áp lực của tai trong do tích tụ nội dịch.

Vận động

Để phòng ngừa hay tránh tái phát bệnh rối loạn tiền đình, chúng ta không nên ngồi lâu trong phòng lạnh, trái lại nên vận động thời xuyên giữa thời gian ngồi làm việc.

Luyện tập với tiền đình

Chóng mặt: Nguyên nhân bất ngờ do lười vận động 2 Thay đổi lối sống lười vận động bằng cách tập yoga

Câu hỏi đặt ra là vận động có giúp ích gì cho căn bệnh chóng mặt không? Câu trả lời là có. Khi bạn luyện tập các môn như yoga, thể dục nhịp điệu, vũ đạo, võ thuật… đều giúp cho hệ thống thần kinh và cơ bắp phối hợp nhịp nhàng để ngăn chóng mặt. Với những người tập thể dục thường xuyên sẽ có hệ thống tiền đình rất tốt giúp họ không cảm thấy chóng mặt, cảm nhận chuyển động và không gian tốt hơn người bình thường rất nhiều.

Với người lớn tuổi, tập thể dục dưỡng sinh, Thái Cực Quyền ở công viên là phù hợp.

Việc tập luyện tiền đình có thể áp dụng cho trẻ như đu võng, đu tay cho trẻ sơ sinh; ngựa gỗ, đánh đu, đu quay, cầu tuột, nhảy lò cò cho trẻ lớn hơn nhằm cải thiện khả năng giữ thăng bằng; trẻ lớn hơn nữa có thể đạp xe, chơi patin, bơi…

Tuy nhiên, khi có tuổi, hệ thống tiền đình sẽ lão hóa, số lượng tế bào thần kinh trong tiền đình và lưu lượng máu đến tai trong sẽ bắt đầu giảm dần. Do đó, người có tuổi nên tập chậm rãi, nhẹ nhàng để gây chóng mặt, té ngã.

Thay đổi lối sống thụ động

Thói quen lười vận động, ngồi nhiều cũng như chế độ ăn không khoa học dễ gây nên bệnh rối loạn tiền đình. Việc vận động thường xuyên, cả ngày sẽ khiến bạn khắc phục được tình trạng này.

Khi đang ngồi làm việc hay vào bất cứ lúc nào, ở đâu, bạn cũng có thể tập luyện cho vùng cổ vai gáy, một hoạt động rất cần thiết trong việc phòng bệnh rối loạn tiền đình. Ví dụ, tập đốt sống cổ một cách đơn giản bằng động tác quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống. Mỗi lần tập cũng chỉ từ 5 - 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian... Người tập nên tập từ từ, chậm rãi, không nên kéo dài thời gian tập và nhất là phải thực hiện đúng động tác. Ngoài ra, một số bài tập khác có tác dụng cải thiện rối loạn tiền đình như yoga, dưỡng sinh.

Chóng mặt: Nguyên nhân bất ngờ do lười vận động 3 Tập dưỡng sinh phù hợp với người lớn tuổi bị rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, bạn cần lưu ý những điều sau gồm tránh thay đổi tư thế đột ngột, không điều khiển máy móc có động cơ mạnh, tránh stress hay xúc động mạnh, tránh leo trèo cao, không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô, nếu chóng mặt phải; ngồi hoặc nằm ngay.

Quan trọng là cần kết hợp chế độ ăn khoa học để phòng ngừa và cải thiện các dấu hiệu của bệnh: Ăn nhiều các loại rau xanh, các sản phẩm từ sữa, trái cây tươi chứa các loại vitamin nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, các đồ ăn nhanh, rượu, bia. Không sử dụng các thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích cafein.

Các môn thể thao tốt cho tiền đình

Tùy vào mức độ của bệnh mà người bệnh chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để ngăn ngừa rối loạn tiền đình. Sau đây là một số bộ môn thể thao tốt cho tiền đình, đặc biệt thích hợp với người lớn tuổi:

Đi bộ

Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh chỉ nên đi bộ từ 15-20 phút mà thôi.

Yoga

Đây là môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp và giúp lưu thông khí huyết, giữ thăng bằng đầu óc, cải thiện rất tốt bệnh rối loạn tiền đình.

Đi xe đạp

Mỗi ngày đi xe đạp khoảng một tiếng để lưu thông máu huyết, xương chắc khỏe.

Thái cực quyền

Môn này tốt cho người lớn tuổi, đang bị rối loạn tiền đình. Người bệnh cần tập theo hướng dẫn, không tự ý tập, có thể làm trình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Đứng thẳng

Bài tập này đơn giản nhưng hiệu quả. Hai chân áp sát vào nhau, hai tay duỗi thẳng áp sát người, nhắm mắt, giữ tư thế trong 30 giây.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm