Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể là một phương pháp giúp hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Tuy nhiên, khi nào thì nên truyền đạm và có những điều gì cần lưu ý?
Suy nhược cơ thể nên truyền gì? Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể vì đây là cách giúp hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Trước khi áp dụng phương pháp này chúng ta cần tìm hiểu rõ về tác dụng, khi nào nên dùng cũng như những lưu ý khi áp dụng phương pháp truyền đạm này.
Truyền đạm là cách đưa chất có lợi vào cơ thể một cách nhanh chóng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Trong dịch có chứa nhiều lợi chất, được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Dung môi đa phần là nước cất, trong một số trường hợp dung môi có thể là những chất khác, được sử dụng để hòa tan.
Về cơ bản, truyền đạm cho người suy nhược cơ thể được có 3 nhóm chính như sau:
Nhất định không được tự ý truyền đạm cho người suy nhược cơ thể. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định có nên truyền dịch hay không.
Như đã nói, để có thể truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, trước tiên phải làm xét nghiệm máu cũng như các thủ tục khác. Cơ thể mỗi người có các chỉ số về chất đạm, đường, muối, chất điện giải… ở mức trung bình. Khi làm xét nghiệm máu, nếu các chỉ số này có dấu hiệu thấp hơn bình thường thì mới tìm cách để bù đắp cho cơ thể. Sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định có truyền đạm hay không.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như người bệnh bị mất nước quá nhiều, ngộ độc, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, sau phẫu thuật… thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định truyền đạm mặc dù chưa có kết quả. Nếu một người bị suy nhược nhưng vẫn có thể ăn uống thì cách tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường ăn uống.
Việc truyền đạm cho người suy nhược cơ thể phải có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, không nên tự thực hiện tại nhà vì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm như: Phù, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch, tắc mạch, suy tim, suy thận, hoại tử..., nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tính trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Vì thế trước khi truyền đạm, người bệnh cũng cần làm đầy đủ các xét nghiệm, tránh việc bổ sung không đúng sẽ gây dư thừa và rối loạn chất trong cơ thể. Khi truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, chúng ta cần hết sức cân nhắc để đảm bảo yếu tố an toàn cũng như hiệu quả. Vì thế, nếu người bệnh chưa cần thiết phải truyền đạm thì không nên truyền.
Truyền đạm chỉ là phương pháp cải thiện sức khỏe tạm thời, không có ý nghĩa cho việc điều trị suy nhược cơ thể về lâu dài. Khi được truyền đạm, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn trong vài ngày đến vài tuần sau nhưng khi cơ thể tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng được đưa vào, sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt chất đột ngột khiến cơ thể lại càng mệt mỏi hơn. Vì thế, không thể truyền đạm quá thường xuyên, để cải thiện suy nhược cơ thể lâu dài, bạn nên thực hiện theo những lưu ý sau:
Chúng ta đều biết suy nhược cơ thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Vì vậy, chúng ta nên tự chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thiết kế chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng như tăng cường vận động thể dục thể thao.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về truyền đạm cho người suy nhược cơ thể. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.