Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi uống rượu mặt trắng bệch có nguy hiểm không?

Ngày 21/01/2020
Kích thước chữ

Nhiều người cho rằng khi uống rượu, người nào đỏ mặt ngay chứng tỏ tửu lượng thấp và ngược lại, uống rượu mặt trắng bệch là khả năng uống rượu rất cao. Vậy quan niệm này liệu có đúng không nhỉ?

Vậy khi uống rượu mặt trắng bệch do đâu và có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau nhé!

1. Khi uống rượu mặt trắng có nguy hiểm không?

Rượu có thành phần chính là ethanol ở những người có thể trạng tốt có gen phân giải rượu mạnh ADH và ALDH2 nhóm GG giúp nhanh chóng phân giải ethanol.

Người uống rượu mặt trắng thường có tửu lượng cao hơn người mặt đỏ nhưng khả năng phân giải rượu lại bình thường, họ thường thuộc nhóm gen ADH rất yếu và ALDH2 GL hoặc LL nên khi rượu được Enzyme tạo thành từ ADH phân giải thành acetaldehyde thì ngay sau đó acetaldehyde phân giải ngay thành Acetat dẫn đến mặt không đỏ.

Khi uống rượu mặt trắng bệch có nguy hiểm không? 1Người uống rượu mặt trắng thường có tửu lượng cao hơn người mặt đỏ

Nhưng ở những người uống rượu mặt trắng này tốc độ phân giải ethanol lại chậm, trong khi đó khi uống rượu Ethanol ngấm trực tiếp vào máu dẫn tới nồng độ ethanol trong máu tăng dần.

Ở đây được coi như là ngộ độc rượu, và thông thường người ta gọi là “ngộ độc ethanol”.

Triệu chứng ngộ độc uống rượu mặt trắng:

Các triệu trứng thường phụ thuộc vào nồng độ ethanol trong huyết thanh (mg/dl)

  • Nồng độ từ 20-50 thường có các triệu chứng như cảm xúc thất thường thích nói nhiều hưng phấn.
  • Từ 50 – 100 loạn ngôn ngữ phản ứng chậm mất khả năng phân tích.
  • Từ 100 – 200 thích bạo lực không cảm xúc không định hướng.
  • Nồng độ trên 200 thường là giảm thân nhiệt tụt huyết áp hôn mê trụy tim mạch tử vong.

Khác với người tửu lượng kém do khả năng phân giải acetaldehyde kém làm nồng độ acetaldehyde trong máu cao gây các triệu chứng buồn ngủ nhanh say mặt đỏ.

Khi uống rượu mặt trắng bệch có nguy hiểm không? 2Người uống rượu mặt tái không bị các triệu chứng buồn ngủ mặt đỏ mà dễ lảm nhảm, đau đầu gây bạo lực

Với người uống rượu mặt trắng nguy hiểm hơn nhiều. Vì họ thường lâu say hơn người mặt đỏ nhưng dễ bị ngộ độc ethanol dẫn tới nói nhiều lảm nhảm không buồn ngủ dễ kích động và có các hành vi bạo lực.

Qua đây, chúng ta bạn có thể hiểu tại sao có những người uống rượu mặt trắng say ngoan ngoãn đi ngủ lại có những người uống say đi đập phá làng xóm.

Lưu ý:

Những người say kiểu này rất khỏe do Ethanol vào máu nhiều nhưng không được phân giải. Tức là “quá trình phân giải tốn nhiều năng lượng” nhưng lại kích thích thần kinh mạnh như không có cảm giác đau hay sợ hãi.

Còn những người say do acetaldehyde cao thì thường bị ức chế thần kinh vận động và rút năng lượng do phân giải rượu mạnh dẫn tới người mềm nhũn và thường là ngủ luôn tại chỗ.

2. Mách bạn cách giải rượu hiệu quả tức thì

Như vậy, uống rượu mặt trắng hay mặt đỏ thì đều là biểu hiện của ngộ độc rượu, dấu hiệu cho sức khỏe đang báo động. Lúc này, người uống rượu cần được giải rượu ngay, chúng ta hãy áp dụng những cách giải rượu sau nhé:

Uống trà gừng và chanh

Thái một củ gừng tươi khoảng 60g thành từng lát mỏng sau cho vào một ly trà pha một lát chanh.

Vị gừng nóng có công dụng chống say rượu rất tốt. Gừng làm cho các mạch máu lưu thông và từ đó hóa giải nhanh những chất cồn được nạp vào trong cơ thể.

Nếu thích có thể cho thêm vào nước trà gừng nóng một thìa mật ong để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Uống nước chanh, cam tươi

Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng.

 Bạn có thể lấy một quả chanh thái lát mỏng hoặc vắt lấy nước cốt chanh pha vào một chút nước ấm rồi thêm đường. Phương pháp lấy nước uống giải rượu này đơn giản và hiệu quả cao.

Khi uống rượu mặt trắng bệch có nguy hiểm không? 3Dùng  nước chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng.

Uống nước ép cà chua

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi, đau đầu mà còn làm cho cơ thể bạn mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri...

Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có chứa nhiều nguyên tố kali, canxi, natri nên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Ăn cháo trắng

Cháo nóng là một món giải rượu nhiều người áp dụng rất hiệu quả. Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng để các anh ăn, ăn càng nóng càng tốt.

Cháo sẽ giúp người say tỉnh táo và lấy lại sức khỏe nhanh chóng.

Uống nước ép mía

Mía có tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên nên có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu.

Tuy nhiên, khi say rượu mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.

Uống nước dừa

Nước dừa giúp bù đắp lượng nước cho cơ thể vì chúng chứa nhiều các chất điện phân quan trọng như kali và natri.

Loại nước uống có vị ngọt ngào này lại rất mát. Uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì đã quá chén.

Khi uống rượu mặt trắng bệch không phải thể hiện rằng tửu lượng bạn cao hơn người mặt đỏ mà coi thường sức khỏe nhé. Mỗi người nên tự biết “tửu lượng” của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định, không nên để say gây mất kiểm soát và khiến những ngày vui vẻ lại trở nên mất vui.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ngộ độc