Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khó thở khi nằm là do đâu? Cần làm gì khi gặp hiện tượng này?

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Khó thở sau khi vận động quá sức hay tinh thần đang đang căng thẳng là điều hoà toàn bình thường. Tuy nhiên, khó thở khi nằm nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Mặc dù không phải lúc nào cũng là trường hợp khẩn cấp, nhưng tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Nghẹn cổ họng khó thở khi nằm là hiện tượng nhiều người gặp phải và điều đó có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân rất khác nhau. Không phải tất cả các trường hợp khó thở khi nằm đều nguy hiểm nhưng không thể phủ nhận là nó không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Nguyên nhân khó thở khi nằm là do đâu?

Vậy khó thở là gì? Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở khi nằm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng bệnh có thể do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý và dưới đây là thông tin chi tiết:

Do vấn đề tâm lý

Nằm cảm thấy khó thở khi vận động mạnh: Vận động, tập thể thao với cường độ mạnh khiến cơ thể cần nhiều oxy hơn nên bạn phải hít thở nhiều và mạnh hơn. Đặc biệt nếu bạn nằm ngay sau khi tập thể dục gây ra tình trạng khó thở và khiến bạn thở nhanh hơn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn khi nghỉ ngơi đầy đủ nên không có gì phải lo lắng. 

Do căng thẳng: Đôi khi khó thở xảy ra do căng thẳng hoặc lo lắng quá mức. Nó khiến bạn mệt mỏi và tỉnh giấc khi đang ngủ với nhịp tim nhanh, vã mồ hôi.

Khó thở khi nằm là do đâu? Cần làm gì khi gặp hiện tượng này? 1 Làm việc quá sức, căng thẳng sẽ khiến bạn thấy khó thở ngay lúc đó

Do các bệnh lý 

Hiện tượng khó thở khi nằm có thể có nguyên nhân từ bệnh lý. Việc xác định chính xác bệnh lý sẽ giúp việc điều trị trở nên suôn sẻ hơn. Phần tiếp theo sẽ chia sẻ cụ thể hơn về một số nguyên nhân gây khó thở khi nằm.

Do hiện tượng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khi cảm thấy khó thở khi nằm. Người bệnh có thể thức dậy vào giữa đêm vì khó thở.

Khó thở khi nằm do suy tim: Khó thở khi nằm cũng có thể cảnh báo tình trạng suy tim. Dấu hiệu nhận biết là khó thở đột ngột, khiến người bị đột ngột tỉnh giấc. Đây là một bệnh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Viêm mũi, viêm xoang: Tình trạng viêm xoang, viêm mũi khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn và ngăn chặn đường thở khiến người bệnh khó thở. Đặc biệt khi nằm tình trạng này khiến bạn khó thở và thở gấp hơn.

Người thừa cân, béo phì: Thừa cân và béo phì cũng có thể gây khó thở khi nằm. Do các mô mỡ thừa tích tụ ở vùng họng có thể ngăn chặn đường thở và gây ngừng thở, khó thở khi ngủ.

Bệnh hen suyễn: Bệnh hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở. Vì khi lên cơn hen làm phù nề niêm mạc đường thở dẫn đến tiết dịch nhầy, đờm nhiều hơn gây khó thở. Hen suyễn không được kiểm soát kịp thời còn có thể nguy hiểm cho tính mạng. 

Phù phổi: Một trong những bệnh lý có thể xảy ra khi bạn bị khó thở khi nằm là phù phổi. Bệnh do chất lỏng tích tụ trong các túi khí của phổi khiến người bệnh khó thở nhất là khi nằm.

Khó thở khi nằm là do đâu? Cần làm gì khi gặp hiện tượng này? 2 Viêm xoang khiến mũi tích tụ dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thờ, khó thở

Làm gì khi nghẹn cổ họng khó thở khi nằm?

Từ những nguyên nhân gây khó thở khi nằm kể trên, có thể thấy không phải trường hợp nào cũng gây ra tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên cảnh giác vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nếu khó thở, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường hoặc triệu chứng kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn nên đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra. Từ đó đưa ra hướng dẫn điều trị sao cho hiệu quả nhanh chóng. 

Để chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở, bác sĩ sẽ hỏi thăm về triệu chứng bạn gặp phải, tiền sử bệnh của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi dùng một số loại thuốc. 

Căn cứ vào tình trạng hiện tại của bạn bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện chụp X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tim,... để xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với những trường hợp khó thở khi nằm không phải do bệnh lý trong cơ thể gây ra thì bạn cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện triệu chứng.

  • Khi cảm thấy khó thở nên thay đổi tư thế như đứng dậy, ngồi thẳng dậy, cố gắng điều hòa lại nhịp thở, thực hiện các bài tập hô hấp lúc này.
  • Tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày, nhưng biết điều chỉnh cường độ luyện tập, không nên gắng sức sẽ khiến tình trạng khó thở xuất hiện.
  • Với người thừa cân nên chú ý lại chế độ tăng, tập luyện duy trì cân nặng phù hợp.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh như ăn uống điều độ, đủ dưỡng chất, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá.
Khó thở khi nằm là do đâu? Cần làm gì khi gặp hiện tượng này? 3 Luyện tập các bài hít thở mỗi ngày rất có ích cho điều hoà hô hấp

Khó thở khi nằm có thể do một hiện tượng sinh lý bình thường trong cuộc sống hàng ngày và tình trạng này có thể được cải thiện nếu có sự điều chỉnh lối sống và ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó thở khi nằm kéo dài, không thuyên giảm cho dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc ở trên hoặc khó thở kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám để có hướng chữa trị. Vì đó có thể là cảnh báo sức khỏe của bạn đang bị đe doạ.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin