Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người ta vẫn thường hay cho là khoai lang lành mạnh hơn khoai tây, tuy nhiên thực tế chúng đều rất bổ dưỡng. Nếu khoai lang chứa nhiều vitamin A, vitamin C thì khoai tây lại chứa nhiều chất xơ, protein.
Thật ra loại quả nào cũng có ưu thế riêng biệt, phải biết ăn đúng cách thì chúng ta mới có thể phát huy nguồn dưỡng chất của chúng.
USDA cho biết, trong một củ khoai lang nướng chứa 103 calo, 2.29 gram protein, 0.27 gram chất béo, 23.6 gram tinh bột, 3.8 gram chất xơ và 7.39 gram đường. Một khẩu phần khoai lang có thể cung cấp đủ lượng vitamin A hằng ngày cho bạn. Ngoài ra khoai lang còn rất giàu vitamin C, vitamin B, kali và choline.
Trong khi đó 1 củ khoai tây vừa chứa 115 calo, 2.49 gram protein, 0.06 gram chất béo, 26.71 gram carbohydrate, 4.6 gram chất xơ và 0.81 gram đường. Khoai tây cũng rất giàu vitamin C, vitamin B và kali.
Trong khoai tây có ít chất béo và đường, tuy nhiên lại chứa nhiều calo và tinh bột. Có một số lý do bạn nên bổ sung khoai tây vào chế độ ăn uống hằng ngày là:
Tuy nhiên có một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn nhiều khoai tây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. University Health News cho biết, đặc biệt là ăn khoai tây chiên có thể làm tăng khả năng mắc tiểu đường lên tới 19%.
Trong khi đó khoai lang lại là sự lựa chọn tuyệt hảo cho những bệnh nhân tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường. Nguyên nhân là bởi khoai lang không làm lượng đường trong máu bạn tăng đột biến như khoai tây.
Sau đây là một số lợi ích mà khoai lang mang đến cho chúng ta:
Nhìn chung thì cả 2 loại quả trên đều phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh nếu được chế biến theo những cách bổ dưỡng. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào sở thích ăn uống cũn như tình trạng sức khỏe để lựa chọn thực phẩm phù hợp nữa. Tốt nhất bạn nên tìm phương pháp ăn uống lành mạnh để kết hợp cả khoai lang lẫn khoai tây vào chế độ ăn uống. Tốt nhất nếu đang bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về sức khỏe, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Người bị thận: Không nên ăn khoai lang bởi trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A… Khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa cũng hạn chế, dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt: Người thường xuyên đầy hơi, chướng bụng có hệ tiêu hóa không tốt khì không nên ăn nhiều khoai lang. Bởi khi ăn sẽ làm bao tử tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng hơn.
Người đang đói: Khoai lang chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều, nhất là khi đang đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng. Nếu muốn tránh tình trạng này thì chúng ta phải luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc cho ít rượu vào lúc luộc để làm hủy chất men. Nếu chẳng may bị đầy bụng, bạn có thể pha một ly nước gừng uống để tiêu bớt. Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhớ khi dùng khoai lang chính là không ăn khoai lang khi đói.
Người mắc bệnh về dạ dày: Những bạn có bệnh liên quan tới dạ dày hoặc những đối tượng có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, người mắc viêm dạ dày mạn tính thì cần tránh ăn khoai lang để không làm tình trạng bệnh của mình chuyển biến tồi tệ hơn.
Thụy Anh
Tham khảo: Pháp luật TPHCM, Tiền Phong
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.