Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Ngày 31/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Niềng răng được biết đến là phương pháp chỉnh nha hiệu quả đối với răng mọc sai lệch hoặc những trường hợp phức tạp hơn. Tuy nhiên sau khi niềng răng, người bệnh cần nên tiếp tục đeo hàm duy trì. Vậy không đeo hàm duy trì có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Hàm duy trì được biết là một khí cụ bắt buộc người niềng phải đeo sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Hàm duy trì giúp bạn cân đối vị trí răng thay cho khung niềng, tránh tình trạng răng xô lệch. Nếu không đeo hàm duy trì có ảnh hưởng gì? Bài viết dưới đây Long Châu sẽ giải đáp cho bạn về hàm duy trì.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ được sử dụng sau khi quá trình niềng răng đã hoàn thành (khi dây cung và mắc cài đã được gỡ bỏ). Hàm duy trì có vai trò giữ cho răng ổn định, tránh sự dịch chuyển hoặc xô lệch của chân răng. Tương tự như khay niềng, hàm duy trì được thiết kế phù hợp với kích thước và hình dáng răng của mỗi người. Hàm duy trì ôm sát và bảo vệ phần chân răng khỏi bị xô lệch trong quá trình ăn uống và hoạt động hàng ngày.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có ảnh hưởng gì không? 1
Hàm duy trì giúp răng ổn định và tránh dịch chuyển vị trí răng sau niềng

Vì sao cần nên đeo hàm duy trì?

Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng, giai đoạn duy trì là bước quan trọng để bảo vệ kết quả đã đạt được và ngăn chặn răng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu, bởi vì răng luôn có xu hướng di chuyển. Do đó, việc đeo hàm duy trì là rất quan trọng và cần thiết.

Có hai loại chính của hàm duy trì:

  • Hàm duy trì tháo lắp: Thường là máng trong suốt hoặc dạng nhựa dẻo kết hợp với kim loại để ôm sát cung răng.
  • Hàm duy trì cố định: Đây là một đoạn thanh kim loại hoặc dây duy trì được gắn vào mặt trong của răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại hàm này do phụ thuộc vào khớp cắn của từng người.

Thời gian đeo hàm duy trì thường từ 6 đến 12 tháng hoặc có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào tình trạng của răng của bệnh nhân. Quan trọng nhất, việc đeo hàm duy trì phù hợp với răng hàm là cực kỳ quan trọng để đảm bảo kết quả niềng răng đạt được hiệu quả cao.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có ảnh hưởng gì không? 2
Hàm duy trì có 2 loại chính giúp ngăn chặn tình trạng răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ

Hàm duy trì giá bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu những ảnh hưởng khi không đeo hàm duy trì sau niềng răng, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu giá thành của hàm duy trì nhé!

Giá của hàm duy trì là một yếu tố được nhiều người quan tâm. tuy nhiên phụ thuộc vào nhu cầu và tư vấn của bác sĩ. Việc lựa chọn loại hàm duy trì phù hợp thường cần sự tư vấn chính xác và cụ thể từ các chuyên gia nha khoa tại cơ sở y tế.

Dưới đây là mức giá tham khảo trung bình cho các loại hàm duy trì sau khi niềng răng:

  • Hàm giữ răng cố định: Giá khoảng từ 700.000 đồng đến 900.000 đồng.
  • Hàm giữ răng tháo lắp kim loại: Giá khoảng từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
  • Hàm giữ răng trong suốt: Giá khoảng 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên, để biết được giá cụ thể và lựa chọn loại hàm phù hợp, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để nhận được sự tư vấn chính xác từ các chuyên gia.

Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?

Với loại hàm duy trì tháo lắp, việc tự tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh là dễ dàng. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra tình trạng quên không đeo lại sau khi tháo ra, đặc biệt khi ra ngoài mà không mang theo hàm. Nhiều người có thể quên đeo hàm trong một ngày.

Quên đeo hàm duy trì trong một ngày không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, việc đeo hàm đúng thời gian là rất quan trọng. Bạn cần tránh tái diễn tình trạng quên đeo hàm nhiều lần để không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có ảnh hưởng gì?

Trong quá trình niềng răng mắc cài, sau khi hệ thống mắc cài đã ổn định và các răng đã di chuyển về vị trí mong muốn, khí cụ mắc cài sẽ được gỡ bỏ. Sau đó, bệnh nhân sẽ phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định để xương hàm và răng thích nghi. Mục đích của việc đeo hàm duy trì là để hạn chế sự dịch chuyển của răng về vị trí cũ và duy trì kết quả chỉnh nha.

Vị trí của các răng trong miệng luôn thay đổi do tác động của các cơ xung quanh và sự phát triển của xương. Do đó, nếu không đeo hàm duy trì sẽ tác động đến cấu trúc răng và kết quả sau niềng không hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi đeo hàm duy trì

Trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cần nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo đeo hàm duy trì ít nhất 20 tiếng mỗi ngày (đối với hàm duy trì tháo lắp).
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm dai, cứng và thực phẩm chứa phẩm màu.
  • Không tự ý tháo bỏ hàm duy trì trước khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Bạn hãy kiên nhẫn và tuân thủ đúng hướng dẫn để đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất.
Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có ảnh hưởng gì không? 3
Bạn cần nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng khi đeo hàm duy trì

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những ảnh hưởng khi không đeo hàm duy trì sau niềng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có nhiều kiến thức hữu ích về phương pháp niềng răng và hiểu rõ hơn về vai trò của hàm duy trì.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin