Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Ngày 31/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến để mang lại hàm răng đẹp và “đều như hạt bắp". Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu quá trình niềng răng diễn ra như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Một quá trình niềng răng thường diễn ra từ 1,5 đến 2 năm hoặc hơn tuỳ theo tình trạng răng. Tuy nhiên dù thời gian là bao lâu thì niềng răng cũng bắt buộc phải trải qua những giai đoạn dưới đây.

Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng

Niềng răng là một quy trình phức tạp, cần nhiều thời gian. Với các mốc thời gian khác nhau sẽ có những sự thay đổi khác nhau trong hàm răng. Đây là sự tác động lực vừa phải lên răng để di chuyển răng dần dần để khớp cắn đúng. Thông qua quá trình dịch chuyển răng này, những chiếc răng lẹch ở người bị hô hàm trên, hô hàm dưới, vẩu, móm, răng mọc thưa, răng mọc chen chúc khấp khểnh đều có thể khắc phục nhằm mang lại tính thẩm mỹ hơn, đẹp hơn, từ đó trả lại sự tự tin trong giao tiếp cho người niềng răng.

Quy trình niềng răng mất bao lâu?

Thông thường, mất từ 12 đến 36 tháng để xong một quy trình niềng răng. Quy trình niềng răng tốn nhiều thời gian, do đó đòi hỏi phải có sự nhẫn nại và hợp tác của người muốn niềng răng.

Răng thay đổi từ từ trong quá trình niềng răng nên bạn sẽ không nhìn rõ răng đang thay đổi như thế nào cho đến khi hoàn tất. Do đó, việc hiểu rõ sự thay đổi của răng qua các giai đoạn niềng răng là cần thiết để tăng tính nhẫn nại và kiên trì cho người niềng nhằm đạt được kết quả như mong đợi ở giai đoạn hoàn thành.

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?1 Niềng răng là quá trình kéo dài một đến hai năm nên cần kiên trì

Các giai đoạn trong niềng răng

Quá trình niềng răng có thể chia ra theo các giai đoạn như sau:

Thăm khám và lên phác đồ điều trị

Đây là giai đoạn đầu tiên khi thực hiện gắn mắc cài, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tổng quát, chụp X - Quang và đánh giá tình trạng răng cũng như xương hàm để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi với bệnh nhân lựa chọn loại mắc cài phù hợp để sử dụng nhằm mang lại hiệu quả chỉnh nha theo ý muốn mà vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Sau 3 tháng

Tùy vào từng trường hợp, trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân có thể được nhổ răng hoặc cắt kẽ để tạo khoảng trống trên cung hàm theo tính toán của bác sĩ. Nếu trường hợp bệnh nhân có răng khấp khểnh, thì sự thay đổi của răng sẽ nhận thấy rất rõ rệt nhất trong 3 tháng đầu này. Tuy nhiên, răng vẫn chưa đều đặn hoàn toàn được như mong muốn, nhưng nếu có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trong thời gian 3 tháng đầu này thì chứng tỏ khả năng hiệu quả chỉnh nha sẽ đạt được cao bởi răng di chuyển tốt và đúng liệu trình.

Sau 6 tháng

Hàm răng vẫn tiếp tục có sự thay đổi trong giai đoạn sau 6 tháng, nhưng tốc độ thay đổi sẽ chậm hơn so với 3 tháng đầu. Ngoài ra, trong những trường hợp răng bị mọc chen chúc, tuy răng xếp đều, nhanh nhưng lại thường xảy ra tình trạng khác như phần răng cửa có xu hướng bị chìa ra ngoài. Do đó, 6 tháng này là thời điểm bác sĩ sẽ phải kiểm soát rất kỹ để kịp thời điều chỉnh lại những chiếc răng lệch lạc không đúng liệu trình. Người niềng răng lúc này cũng không nên quá hoang mang cho rằng niềng răng bị sai lệch.

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? 2 Sau 6 tháng răng đã có sự dịch chuyển đáng kể nhưng tốc độ sẽ dần chậm lại

Sau 9 tháng

Đây là khoảng thời gian đã đi được một nửa chặng đường chỉnh nha đã đi qua, đây là lúc người niềng răng đã có thể tự nhận thấy sự ổn định ở hàm răng đã được định hình, thể hiện ở việc mở rộng của cung xương hàm và khớp cắn đã tương đối hài hòa, đúng vị trí trên và dưới.

Sau 15 tháng

Lúc này, hàm răng được định hình và tiếp tục có những bước dịch chuyển cuối cùng, chỉnh lại những sai lệch nhỏ còn chưa đạt được độ thẩm mỹ cao nhất.

Kết thúc niềng răng

Khoảng thời gian này sẽ tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng hiện tại của từng người. Nếu nhận thấy hàm răng đã được ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài ở răng và cân nhắc xem có nên đeo hàm duy trì hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ kết thúc thời gian điều trị đồng thời dặn dò những điều cần ghi nhớ về sau để đảm bảo tính hiệu quả chỉnh nha một cách tối ưu nhất.

Tháo niềng, đeo hàm duy trì

Tháo niềng và đeo hàm duy trì là giai đoạn cuối cùng trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Sau khi tháo niềng, xương hàm và răng cũng chưa hoàn toàn ổn định, răng vẫn luôn có xu hướng quay lại vị trí cũ. Do vậy, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì nhằm đảm đảm bảo độ ổn định cho răng sau khi niềng.

Bạn phải đeo hàm duy trì 24/24 sau 6 tháng đầu sau khi tháo niềng. Sau giai đoạn này, vào mỗi tối khi đi ngủ bạn mới cần đeo hàm duy trì. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người và phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? 3 Cần đeo hàm duy trì sau tháo niềng để răng được ổn định

Kết thúc niềng răng

Niềng răng là một quá trình cần nhiều thời gian vì vậy đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn, người niềng răng nên ăn thực phẩm mềm, chế độ vệ sinh răng miệng khi niềng hợp lý và kiên trì. Đồng thời nên thường xuyên đến phòng khám nha khoa để các nha sĩ theo dõi quá trình định hình để liệu trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất, mang lại một hàm răng khỏe đẹp, nụ cười rạng ngời như ý muốn.

Trên đây là một số thông tin về quá trình niềng răng. Hi vọng qua bài viết trên, quý độc giả có thể có cái nhìn tổng quát về quá trình này và có quyết định sáng suột để tìm lại vẻ đẹp cho khuôn mặt của mình bằng biện pháp niềng răng.

Như Nguyễn 

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm