Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Không được chủ quan khi đau khớp háng bên phải khi mang thai

Ngày 07/02/2022
Kích thước chữ

Mang thai là thiên chức vô cùng cao quý của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai người phụ nữ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, trong đó có tình trạng đau khớp háng bên phải. Vậy đau khớp háng bên phải khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau khớp háng bên phải trong lúc mang thai là biểu hiện thường thấy ở 80% phụ nữ mang thai. Cơn đau có thể lan ra các vùng lân cận như eo, mông, đùi,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của các mẹ bầu.

Nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải khi mang thai

Khi đang trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường đứng trước nhiều áp lực. Nhất là áp lực về sức khoẻ, về tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp vào các tháng cuối thai kỳ. Xuất hiện tình trạng đau khớp háng bên phải khi mang thai có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Các bà bầu đứng lên ngồi xuống nhiều lần, thai nhi đạp hoặc thúc đầu xuống, cử động mạnh khiến tử cung người mẹ có những cơn co nhẹ, dẫn đến các cơn đau khớp háng.
  • Xương chậu giãn nở cho thích hợp với sự trưởng thành của thai nhi. Sở dĩ xương chậu có thể giãn nở là do cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone đặc biệt, làm cho kết cấu xương chậu trở nên lỏng hơn.
  • Dây chằng trong dạ con nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu bị căng ra do dạ con lớn lên. Khi vận động mạnh, thai phụ sẽ cảm giác đau nhức.
  • Thiếu canxi dẫn tới đau nhức khớp háng bên phải khi thai. Cơ thể người mẹ lúc có bầu luôn trong tình trạng thiếu canxi do cần nuôi dưỡng thai nhi.
  • Có thai khiến cho phụ nữ tăng cân, gây sức ép lớn lên khớp háng gây mỏi hoặc gây nên các cơn đau khớp háng bên trái.
  • Thoái hóa khớp háng cũng là một nguyên nhân dẫn tới các cơn đau khớp háng bên phải. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, phụ nữ mang thai và nhất là người cao tuổi. Đồng thời, các đối tượng mắc bệnh béo phì, người thường xuyên lao động nặng nhọc, người bị chấn thương cũng dễ bị thoái hóa khớp háng.
Không được chủ quan khi đau khớp háng bên phải khi mang thai 1 Thai nhi ngày một trưởng thành cũng khiến cho các cơn đau khớp háng ngày một dữ dội hơn

Đau khớp háng bên phải khi mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu là đối tượng dễ bị đau khớp háng. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong quá trình sinh hoạt.

Theo chuyên gia, đau khớp háng bên phải có thể lan ra các vùng lân cận. Đặc biệt à các bộ phận phần dưới như eo, hông, lưng và chi dưới.

Tình trạng đau nhức khớp háng dai dẳng có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình đi lại và vận động hằng ngày. Thậm chí nhiều người còn không thể di chuyển, không thể cử động được hoặc khi di chuyển thì đau khớp dữ dội. Càng về giai đoạn cuối của thai kì, các cơn đau càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các mẹ.

Không được chủ quan khi đau khớp háng bên phải khi mang thai 2 Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau khớp háng bên phải

Ngoài ra, cơn đau kéo dài khiến các mẹ bầu dễ bị mất ngủ. Lâu dần dẫn đến thiếu ngủ, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé.

Biện pháp phòng ngừa đau khớp háng cho bà bầu

Các mẹ bầu nên ngăn ngừa các cơn đau khớp háng bên phải trước khi nó xảy ra. Một số biện pháp dưới đây sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên các biện pháp phòng ngừa không phải sẽ hiệu quả 100% với tất cả mọi người:

  • Tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất tích cực trong thai kỳ của bạn. Một số bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga có thể giúp ngăn ngừa đau khớp háng bên phải khi mang thai.
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần tiêu thụ thêm khoảng 300 calo/ngày so với bình thường để có một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, các mẹ nên giữ trọng lượng cơ thể ở mức nhất định để tránh tình trạng gây sức ép lên khớp háng, dẫn đến đau khớp.
  • Lối sống lành mạnh: Mang giày bệt trong thai kì, hạn chế vận động mạnh hoặc di chuyển quá nhiều nếu bạn cảm thấy đau.
  • Luôn giữ các tư thế tốt, nhất là khi ngồi, đứng, nâng hay mang đồ vật nặng, tốt nhất nên hạn chế các hoạt động có thể làm nghiêm trọng thêm các cơn đau vùng chậu, khớp háng. Ví dụ như ngồi bắt chéo chân, nâng vật nặng thường xuyên hay đứng trong thời gian dài.
  • Mua đai hỗ trợ khi mang thai để giúp hỗ trợ cho khớp hông suốt cả ngày, giảm sức ép của cơ thể lên khung xương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất như canxi, magie, kali cho cơ thể từ các thực phẩm tươi sạch.
  • Nên đi ngủ trước 10 giờ tối. Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng.
  • Tư thế ngủ nằm nghiêng có thể gây đau khớp háng nhưng lại giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Do đó, nên mua bộ gối đặc biệt cho bà bầu hoặc kê thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối khi ngủ để giảm sức ép lên vùng xương chậu và xương hông.
Không được chủ quan khi đau khớp háng bên phải khi mang thai 3 Ngủ với tư thế hợp lý có thể khiến mẹ bầu giảm các cơn đau

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau khớp háng bên phải. Đây không phải là tình trạng hiếm và có nhiều cách để chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hay trở nên nghiêm trọng nên tìm đến bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn điều trị một cách tốt nhất.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin