Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê có đến 90% người bệnh tiểu đường mắc tiểu đường tuýp 2. Trong đó, ít nhất 80 người tử vong do các biến chứng của bệnh. Vậy tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không và các phòng chống như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết.
Tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, nhưng lại đang là căn bệnh có xu hướng gia tăng ca mắc nhanh trên thế giới, nhất là trong thời kỳ xã hội phát triển. Theo thống kê, trong số người bị tiểu đường thì đến 90% người bị mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu rõ về thể dạng này của bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào cho hiệu quả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tiểu đường tuýp 2 là một dạng bệnh đái tháo đường. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sẽ sản xuất ít lượng insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, khiến cho lượng đường glucose không được chuyển hóa ngày càng cao, tồn đọng trong máu gây ra tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa với những người dưới 30 tuổi. Có đến 90% người bị mắc bệnh tiểu đường là dạng tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bị tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không cũng là thắc mắc của nhiều người.
Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không, thì cần biết khi mắc bệnh, cơ thể sẽ có những thay đổi gì? Theo thống kê cho thấy, người bị mắc tiểu đường tuýp 2 rất ít khi tử vong do lượng đường huyết cao hay sự thiếu hụt insulin trong máu, mà đa phần là do các biến chứng của bệnh lên các cơ quan nội tạng.
Theo đó, người bệnh bị mắc tiểu đường tuýp 2 nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường tồn trong máu ngày càng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng lên tim, mắt, thận, bàn chân, mạch máu và thần kinh,... Các biến chứng của bệnh đái đường tuýp 2 có thể gây ra được thống kê dưới đây.
Tiểu đường tuýp 2 lâu ngày sẽ gây tổn thương đến mắt của người bệnh và gây ra các biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, giảm thị lực, mù lòa.
Đặc biệt, bệnh võng mạc do lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng các mạch máu của võng mạc. Khi các mạch máu bị tổn thương và sưng lên sẽ làm mờ mắt, giảm lưu thông máu gây giảm thị lực. Biến chứng võng mạc là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người và thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt.
Tiểu đường tuýp 2 gây lượng đường huyết cao sẽ làm hỏng các mạch máu và động mạch vành, gây xơ vữa và tạo huyết khối trong mạch máu. Người mắc tiểu đường thường có xu hướng phát triển bệnh tim ở tuổi trẻ và nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi người lớn tuổi không mắc tiểu đường.
Những yếu tố kết hợp gây ra bệnh tim và đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường gồm: Cao huyết áp, lượng cholesterol xấu tích tụ gây tắc nghẽn mạch máu, thừa cân, béo phì,...
Bệnh nhân bị tiểu đường thường ảnh hưởng đến khả năng của thận trong việc loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể. Theo thời gian, tiểu đường tuýp 2 làm hại đến hệ thống của lọc của thận. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể tiểu ra đạm. Nếu không kiểm soát thì có thể tiến triển thành suy thận và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Người đái tháo đường tuýp 2 có lượng đường máu cao, làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Người bệnh có thể mắc kèm các bệnh liên quan đến đái tháo đường như: Bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh gần, bệnh thần kinh khu trú, bệnh thần kinh tự chủ,...
Ngoài ra, biến chứng thần kinh do đái tháo đường tuýp 2 còn gây tổn thương lên các dây thần kinh ở chân, đặc biệt là ở bàn chân. Các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Đau tê chân, bàn chân,... Nếu người bệnh không chữa trị sớm sẽ có nguy cơ gây viêm loét, nhiễm trùng phải cắt bỏ tứ chi, tàn phế.
Người mắc đái tháo đường tuýp 2 dù có lượng đường máu cao hay thấp đều làm tổn thương đến các dây thần kinh thính giác. Lượng đường máu cao làm hỏng các mạch máu nhỏ và dây thần kinh tai. Ngược lại, lượng đường máu thấp lại làm hỏng các tin hiệu thần kinh truyền từ tai đến não. Cả hai loại tổn thương thần kinh này đều dẫn đến việc mất thính giác.
Mặc dù bị rối loạn chuyển hóa đường máu, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết, nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp dưới 70mg/dL.
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể áp dụng một trong các cách sau để tặng lại lượng đường máu như ăn 5 - 6 viên kẹo, 2 - 3 viên đường, uống nửa ly nước ngọt, hoặc 1 ly sữa. Sau 15 phút, người bệnh tiến hành kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu vẫn dưới 70mg/dL thì tiếp tục sử dụng thêm thực phẩm trên đến khi lượng đường huyết trở lại mức bình thường.
Người bị bệnh đái đường dễ bị tăng đường huyết cấp tính, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây tăng đường huyết cấp tính là do ăn thực phẩm nhiều đường, chất béo một lúc, dùng không đủ liều thuốc hạ đường huyết, ít vận động thể chất. Tăng đường huyết cấp tính là biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không, thì câu trả lời là có. Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi với những nguy cơ có thể xảy ra như: Thai nhi dễ bị mắc tiểu đường, thai vượt cân, trẻ sau sinh bị hạ đường huyết đột ngột, mẹ bị tiền sản giật, tai biến sau sinh nở,...
Như vậy có thể thấy, tiểu đường tuýp 2 gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có thể khiến cho bệnh nhân tử vong bất kỳ lúc nào. Vì vậy, cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và duy trì lượng đường máu ổn định đối với người bệnh.
Bên cạnh đó, để phòng tránh mắc tiểu đường tuýp 2, cần thực hiện một số các giải pháp sau:
Như vậy, bài viết đã giải đáp tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không. Có thể thấy, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu để lâu và không chữa trị chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong. Mỗi người nên chủ động phòng tránh mắc tiểu đường tuýp 2 ngay trong cách sinh hoạt của mình. Bên cạnh đó là điều trị đúng theo phác đồ được bác sĩ chỉ định với các loại thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.
>> Tìm hiểu ngay thuốc Forxiga 10mg điều trị tiểu đường tuýp 2 ở người trưởng thành.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.