Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một trong những giai đoạn mà hầu hết trẻ em đều trải qua trong khoảng thời gian từ 18 tháng cho đến 36 tháng tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết qua bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 hay khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 được bắt đầu khi trẻ nhỏ dần phát hiện ra bản thân mình có khả năng từ chối yêu cầu của người khác. Tại thời điểm xảy ra khủng hoảng, tâm lý của trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ, trẻ trở nên lém lỉnh hơn, tò mò hơn với thế giới xung quanh và đặc biệt là trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực với hầu hết các yêu cầu và không hợp tác với ba mẹ. Nếu không hiểu rõ về giai đoạn này, những hành vi của trẻ có thể trở nên cực kỳ khó chịu đối với các bậc phụ huynh.

Không những thế, cũng trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ bộc lộ rõ ra những biểu hiện khác như: Không nghe lời, trở nên quậy phá hơn, xuất hiện những hành vi vượt quá tầm kiểm soát của ba mẹ, dễ cáu gắt hơn, hay khóc, thích sở hữu và thích làm trái ý người khác...

Khủng hoảng tuổi lên 3 - những điều ba mẹ cần biết

Sau khoảng 2 năm đầu đời, trẻ đã có những “kiến thức” nhất định và cho rằng đã đến lúc bản thân mình có thể “trải nghiệm” những kiến thức đó. Dưới đây là những điều liên quan đến khủng hoảng tuổi lên 3 mà ba mẹ cần biết:

Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết1 Khủng hoảng tuổi lên 3 - những điều ba mẹ cần biết để giúp trẻ dễ dàng vượt qua

Khủng hoảng tuổi lên 3 có phải là tình trạng bất thường?

Khi trong giai đoạn chuẩn bị lên 3 tuổi, trẻ dần dần hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập riêng biệt. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giai đoạn hết sức bình thường mà mỗi trẻ đều sẽ trải qua. Cũng chính trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những biến đổi để hình thành nên cột mốc phát triển rất quan trọng, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với cuộc sống sau này.

Theo các nhà tâm lý học cho biết, 3 tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ cũng như ý thức độc lập của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ luôn muốn tự mình khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh bằng chính đôi mắt, đôi tay của mình.

Lợi ích và tác hại khủng hoảng tuổi lên 3?

Ngoài ra, sự chủ động vận động của trẻ như tự di chuyển, giữ thăng bằng… sẽ hoàn thiện cũng như thúc đẩy trẻ làm theo suy nghĩ của bản thân mình. Trẻ sẽ có hứng thú và say mê khám phá, thậm chí muốn chinh phục những thứ nằm ngoài khả năng của mình, để thể hiện “cái tôi” của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân bằng cách nhận ra mình là một cá thể riêng biệt, trẻ cũng muốn độc lập, tự làm những việc liên quan đến bản thân.

Tuy nhiên, khi có sự không đáp ứng nhu cầu, trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt với chính bản thân mình, dễ khóc, dễ bỏ cuộc và làm cho không ít quý phụ huynh mệt mỏi. Bởi trong khi nhu cầu độc lập của trẻ tăng cao thì lúc này ba mẹ vẫn chưa sẵn sàng chuẩn bị tâm lý “buông tay” trẻ. Do đó, nhiều quý phụ huynh thường có xu hướng cấm đoán bằng cách thể hiện cái tôi lớn hơn nhằm kiểm soát trẻ một cách chặt chẽ hơn. Chính vì điều nay đã khiến cho trẻ và ba mẹ không tìm được tiếng nói chung, dẫn đến trẻ có những cảm xúc, phản ứng gay gắt hơn nữa như bướng bỉnh hơn, không nghe lời và muốn làm trái lời ba mẹ.

Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ khi trẻ chuẩn bị lên 3 tuổi cho đến 4 tuổi rưỡi tùy theo mức độ, cường độ khác nhau và phụ thuộc vào sự tương tác của phụ huynh đối với trẻ. Trong trường hợp trẻ không nhận được sự hỗ trợ từ ba mẹ hoặc những người thân, một số bé có thể sống mãi với sự khủng hoảng đó.

Khi không có hành trang cũng như sự hỗ trợ của ba mẹ trong giai đoạn này, trẻ dễ bị sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu, suy nghĩ lệch lạc, một số trẻ trở nên sống khép kín, nội tâm và xây dựng vỏ bọc của riêng mình.

Những biểu hiện của trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Tùy từng mức độ của mỗi trẻ, những biểu hiện của trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3 thường gặp cụ thể như sau:

  • Biểu hiện tiêu cực: Trẻ thường có những biểu hiện tiêu cực như không chịu phục tùng bất cứ yêu cầu nào của người lớn.
  • Trẻ ngoan cố: Trẻ thường kiên quyết hơn và nghiêng về sự thỏa mãn cũng như đòi hỏi của bản thân và sự quyết định của chính mình.
  • Trẻ có những biểu hiện ngang ngạnh: Sự ngang ngạnh có đặc điểm đặc trưng sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
  • Trẻ tự tiện: Trẻ thường có xu hướng giải thoát khỏi người lớn, trẻ tự tiện muốn tự làm theo ý mình.
  • Biểu hiện sự vô lễ với người lớn: Một số trẻ khi bị khủng hoảng nặng nề nhưng không nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của quý phụ huynh có thể xảy ra hiện tượng vô lễ với người lớn, xem thường người lớn hơn và nói trống không với người lớn.
Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết2 Khi khủng hoảng tuổi lên 3 diễn ra, trẻ có rất nhiều biểu hiện khác nhau

Cách xử lí đúng cách khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Để giúp cho trẻ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, quý ba mẹ có thể tham khảo những cách xử lí dưới đây:

Cần xây dựng nội quy và sự giới hạn trong gia đình

Ba mẹ nên cùng trẻ đặt ra các nguyên tắc và dứt khoát thực hiện. Song song đó, dù nghiêm khắc hay nhún nhường cũng cần có sự nhất quán trong cách dạy trẻ giữa ba và mẹ, tránh tình trạng một người dạy dỗ, còn người kia lại bênh vực trẻ. Điều đó càng làm cho trẻ nuôi dưỡng cái tôi của trẻ thêm lớn dần lên. Ngoài ra, mọi người hãy cùng nói chuyện với trẻ những việc nào được và không được làm trong gia đình.

Hãy cho trẻ quyền lựa chọn

Dù là đối tượng nào, từ trẻ con đến người trưởng thành, ai cũng được quyền có những lựa chọn riêng. Thay vì ra lệnh, bắt trẻ nhất định phải làm theo ý của ba mẹ, hãy tạo cơ hội cho trẻ có quyền lựa chọn, ví dụ như “Con muốn xà - lách hay là cà rốt?”. Khi trao quyền tự chọn cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy hài lòng hơn.

Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết3 Xử lí đúng trong khủng hoảng tuổi lên 3 giúp trẻ dễ dàng vượt qua được giai đoạn này

Trên đây là những thông tin về khủng hoàng tuổi lên 3 và những điều ba mẹ cần biết hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Đây là giai đoạn rất bình thường của mỗi đứa trẻ mà ba mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bên cạnh hỗ trợ trẻ, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này trong tình yêu thương.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Em béSức khỏe