Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tự kỷ hiện là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh khi có con nhỏ. Nhận biết sớm căn bệnh này qua khuôn mặt trẻ tự kỷ và các dấu hiệu khác giúp bố mẹ có phương án điều trị kịp thời cho trẻ.
Khuôn mặt trẻ tự kỷ thường có những điểm đặc trưng khác với các trẻ bình thường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt và nhận diện các đặc điểm này. Nhận biết sớm các dấu hiệu này giúp bố mẹ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời để trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Tự kỷ (còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ) là một trong những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Bệnh tự kỷ khiến người bệnh gặp phải những vấn đề về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ.
Bệnh tự kỷ ở trẻ hình thành do những rối loạn của não bộ như sự thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh do các đoạn gen xuất hiện bất thường. Đây là một số giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế hình thành bệnh và chưa được chứng minh chính xác.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân tạo thành. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Nhiều ý kiến cho rằng gen ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ hình thành tự kỷ. Gen bị lỗi có thể làm cho người bệnh dễ mắc chứng tự kỷ hơn nếu có thêm các yếu tố khác tác động, ví dụ như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.
Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy; nhiễm virus Rubella; mắc bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin cũng là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em. Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường ngoài như ô nhiễm không khí, thực phẩm bẩn, thuốc diệt cỏ,... cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Trong quá trình phát triển của trẻ, nếu gia đình ít quan tâm, dạy dỗ và trò chuyện cùng trẻ thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hoặc gia đình thường có mâu thuẫn, cãi vã, xung đột cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sự phát triển não bộ của trẻ. Gia đình là môi trường các con tiếp xúc nhiều nhất, kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về môi trường xung quanh trẻ và những nhu cầu riêng biệt của trẻ.
Nhận biết khuôn mặt của trẻ tự kỷ giúp bố mẹ phần nào phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ. Các nhà khoa học của Đại học Missouri (Mỹ) đã tái hiện chân dung của gần 30 bé trai chia làm 2 nhóm: Tự kỷ và bình thường. Sau thời gian dài phân tích, nghiên cứu, kết luận của họ là khuôn mặt và trí tuệ của trẻ phát triển sóng đôi với nhau. Tức là trí tuệ có thể tác động đến khuôn mặt và ngược lại. Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn phôi thai và kéo dài cho đến hết tuổi thiếu niên.
Cụ thể, khuôn mặt trẻ tự kỷ to ngang, mắt dài, mũi ngắn, miệng rộng và nhân trung vừa rộng, vừa ngắn.
Bên cạnh nhận biết từ các đặc điểm trên khuôn mặt trẻ tự kỷ, một số biểu hiện dưới đây giúp ba mẹ xác định đúng hơn tình trạng bệnh của trẻ để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Khuôn mặt trẻ tự kỷ và những biểu hiện khác trên cơ thể trẻ là dấu hiệu rõ ràng nhất để bố mẹ có thể phát hiện bệnh tại nhà. Nếu trẻ có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ nên can thiệp sớm để giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.