Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào?

Ngày 30/07/2024
Kích thước chữ

Hiện nay, kính áp tròng ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng không chỉ hỗ trợ điều chỉnh các tật khúc xạ mà còn thay đổi màu mắt theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn: “Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào?”. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ sự khác biệt này để bạn hiểu rõ hơn nhé!

Dù kính áp tròng ngày càng trở nên phổ biến, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá chi tiết về sự khác biệt giữa kính áp tròng và lens qua bài viết dưới đây nhé!

Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào?

Để phân biệt rõ ràng giữa kính áp tròng và các loại lens khác, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm của chúng:

  • Lens: Đây là thuật ngữ chung để chỉ các loại thấu kính như ống kính máy ảnh, ống kính của ống nhòm và cả kính áp tròng. Lens là một thành phần quang học có thể thay đổi đường đi của ánh sáng và được ứng dụng nhiều trong đời sống, từ máy ảnh cho đến thiết bị quang học.
  • Kính áp tròng: Đây là một loại lens đặc biệt, có thiết kế mỏng và cong, ôm sát vào giác mạc mà không cần đến gọng đỡ như kính mắt truyền thống. Khi kính áp tròng được đặt vào mắt, được ngăn cách với giác mạc bởi một lớp nước mỏng, giúp giảm khả năng trầy xước và ngăn ngừa tình trạng mắt bị khô. Kính áp tròng có thể được làm từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau, phục vụ việc điều chỉnh tật khúc xạ của mắt hoặc thay đổi màu sắc để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.

Mặc dù thuật ngữ "lens" có nghĩa bao quát hơn và có thể chỉ các loại thấu kính khác ngoài kính áp tròng, nhưng việc sử dụng từ "lens" để chỉ kính áp tròng đã trở nên phổ biến và dễ nhớ hơn đối với người dân. Vì thế nên, cách gọi này đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người, một số người vẫn sử dụng từ “lens” để thay thế cho từ “kính áp tròng”.

Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào? 1
Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào?

Một số kính áp tròng phổ biến hiện nay

Khi chọn kính áp tròng, nhiều người thường gặp khó khăn khi phân biệt kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào. Ngoài ra, còn khó xác định loại kính áp tròng phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm là loại phổ biến nhất hiện nay, được làm từ chất liệu mềm mại và có độ co dãn tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. Loại kính này hỗ trợ điều chỉnh các vấn đề thị lực như cận thị và loạn thị. Nhiều người hiện nay chọn kính áp tròng mềm thay vì kính gọng truyền thống vì sự tiện lợi và cảm giác dễ chịu hơn.

Kính áp tròng thấm khí cứng

Kính áp tròng thấm khí cứng có cấu trúc thấu kính cứng và cho phép oxy đi qua, khác biệt hoàn toàn với kính áp tròng mềm. Loại kính này không có khả năng uốn cong, nên có thể gây cảm giác cộm khi mới đeo. 

Tuy nhiên, nhờ vào hình dạng cố định và khả năng cung cấp đủ oxy cho giác mạc, loại kính này giúp duy trì đảm bảo tình trạng mắt ổn định. Vì thế nên, loại kính áp tròng thấm khí cứng thường được dùng đối với người có tật khúc xạ nặng. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo sự đồng ý và chỉ định từ bác sĩ nhãn khoa.

Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào? 2
Người có tật khúc xạ nặng thường dùng loại kính áp tròng thấm khí cứng

Kính áp tròng dùng một lần

Loại kính áp tròng dùng một lần thường được dùng trong khoảng 4 - 5 tiếng. Sau khi sử dụng, kính không thể tái sử dụng. Loại kính này rất phù hợp cho những dịp đặc biệt hoặc sự kiện khi bạn cần sử dụng kính tạm thời.

Kính áp tròng chuyên dụng

Đối với loại kính này, các bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định riêng để sử dụng để cải thiện các tật khúc xạ ở mắt. Loại kính áp tròng chuyên dụng thường dành cho những người bị hạn chế tầm nhìn xa hoặc gần và cần được thăm khám mắt để xác định đúng loại kính sử dụng.

Kính áp tròng sử dụng được trong bao lâu?

Sau khi tìm hiểu kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào, hãy cùng Long Châu khám phá kính áp tròng có thể sử dụng được trong bao lâu nhé!

Khi sử dụng kính áp tròng, thời gian đeo lý tưởng thường dao động từ 8 -16 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như thương hiệu kính, khả năng chịu đựng của mắt, mức độ khô và độ nhạy cảm của mắt.

Ví dụ, nếu bạn làm việc lâu trước màn hình máy tính, bạn nên cân nhắc sử dụng kính gọng thay thế khi cảm thấy khó chịu sau khi đeo kính áp tròng liên tục trong khoảng 8 giờ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về thời gian dùng kính áp tròng đối với mắt, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính và thời gian sử dụng kính an toàn đối với mắt.

Thời hạn sử dụng kính áp tròng

Tất cả các loại kính áp tròng đều có hạn sử dụng rõ ràng, được ghi trên bao bì sản phẩm. Thông thường, hạn sử dụng được thể hiện theo định dạng YYYY/MM. Ví dụ, nếu bao bì ghi "2024/04", có nghĩa bạn nên sử dụng kính áp tròng trước cuối tháng 4 năm 2024.

Nếu sử dụng kính áp tròng sau hạn sử dụng có thể gây ra những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mắt. Sau thời gian này, kính áp tròng có thể đã mất khả năng bảo vệ, kháng khuẩn, các vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng mắt của bạn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng và thay kính đúng hạn. Tùy vào loại kính, bạn nên thay thế kính áp tròng mỗi 3 - 6 tháng/lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng loại kính áp tròng dùng một lần, đây là giải pháp tiện lợi, đặc biệt cho những ai không có nhiều thời gian để vệ sinh và làm sạch kính. Kính áp tròng dùng một lần và kính theo tháng cũng là những lựa chọn tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của nhiều người.

Kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào? 3
Bạn cần nên thường xuyên thay kính áp tròng 3 - 6 tháng/lần

Việc hiểu rõ kính áp tròng và lens khác nhau như thế nào giúp bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời bạn cần phải hiểu rõ những thông tin cần thiết khi sử dụng kính áp tròng để đảm bảo an toàn đối với mắt. 

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin