Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kỷ tử được kê trong nhiều bài thuốc và thường được thêm vào công thức hầm canh, hãm trà,... Vậy kỷ tử ăn sống được không hay bắt buộc phải chế biến mới có hiệu quả?
Theo Y học cổ truyền, kỷ tử là vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh hoặc điều trị hiếm muộn. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về kỷ tử để trả lời cho câu hỏi kỷ tử ăn sống được không nhé!
Kỷ tử còn có tên gọi khác là câu kỷ tử, loại quả này có tên khoa học là Lycium barbarum L. Đây là một cây thuốc quý được trồng nhiều ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Quả kỷ tử mọng nước có hình tương tự quả trứng, khi chín sẽ có màu đỏ sẫm hoặc đỏ hơi ngả vàng. Quả kỷ tử thường được làm khô trước khi sử dụng, quả khô có hình bầu dục dài khoảng 0,5 - 1 cm.
Loại kỷ tử thường gặp là kỷ tử khô có màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, vỏ ngoài nhăn nheo. Một đầu vẫn còn lại vết cuống quả và bên trong có nhiều hạt nhỏ nhìn giống quả thận màu vàng. Rất nhiều bài thuốc Đông y có sự góp mặt của kỷ tử giúp bồi bổ sức khỏe và bổ huyết. Vậy kỷ tử ăn sống được không hay bắt buộc phải chế biến thì mới hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.
Đây là một loại dược liệu rất quý giá, có nhiều cách dùng nhưng thông dụng nhất là pha trà, hầm canh cùng những nguyên liệu khác hoặc làm kỷ tử ngâm mật ong cũng giúp bồi bổ rất tốt. Các món từ kỷ tử rất đa dạng nhưng nhiều người có thắc mắc kỷ tử ăn sống được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn sống nhưng để an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa công dụng thì vẫn nên nấu chín trước khi sử dụng.
Trong quả kỷ tử có nhiều dưỡng chất tuyệt vời như vitamin B1, B2, vitamin C, canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại axit amin. Những công dụng của kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh có thể kể đến như:
Theo Đông y, kỷ tử là vị thuốc có vị ngọt, hơi chua, tình bình. Kỷ tử được quy vào kinh can, thận, phế với những công dụng đặc trưng là: Bổ huyết, bổ can thận, an thần, sáng mắt. Như vậy, kỷ tử sẽ chủ trị các chứng huyết hư gây hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng và trị can thận làm giảm đau lưng, di tinh, đau mắt đỏ, mỏi mắt…
Mặc dù vấn đề kỷ tử ăn sống được không đã được giải đáp là có nhưng rất hiếm người làm như vậy. Bởi vì khi chưa chế biến thì hương vị của kỷ tử khá khó ăn. Các bài thuốc Đông y sẽ kê kỷ tử trong các đơn thuốc sắc, với tác dụng chính là bổ huyết. Kỷ tử sau khi được phơi khô thường kết hợp với những vị thuốc khác cùng nhóm công dụng bồi bổ khí huyết như: Thục địa, hoàng kỳ, đại táo…
Cách sử dụng kỷ tử vô cùng đa dạng, có thể dùng trong nhiều công thức nấu ăn hay thêm vào các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc,…
Liều lượng: Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 8 đến 20 gram kỷ tử.
Do tác dụng làm nóng cơ thể của kỷ tử tương đối mạnh nên không phải ai cũng hợp dùng bài thuốc này. Những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, dễ cáu giận hoặc những người ăn quá nhiều thịt hàng ngày (biểu hiện thành sắc mặt đỏ hồng) tốt nhất không nên sử dụng. Vì suy cho cùng, kỷ tử là một vị thuốc, mà đã trị bệnh phải cân nhắc dược tính của nó. Thuốc bổ âm chỉ nên dùng khi người bệnh có chứng hư nhược. Những người có cơ thể khỏe mạnh thì không nên dùng loại này, dùng không đúng thì có tác hại khôn lường.
Quả kỷ tử có khả năng tương tác với các loại thuốc có chất làm loãng máu, thuốc huyết áp và thuốc trị tiểu đường. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn thêm quả kỷ tử vào chế độ ăn uống của mình. Bất kỳ ai có tiền sử dị ứng với những loại quả mọng khác đều cần xin ý kiến của bác sĩ.
Bài viết trên đây thông tin về kỷ tử mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề kỷ tử ăn sống được không. Đừng quên những lưu ý quan trọng để sử dụng kỷ tử đúng cách nhé!
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.