Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đinh lăng là loại cây rất dễ tìm thấy ở nước ta. Từ xa xưa, loại thảo dược này đã được ví như nhân sâm vì những lợi ích đối với sức khỏe con người. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn biết lá đinh lăng có tác dụng gì.
Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc với nhiều người Việt Nam, cây thường được trồng làm cảnh và làm gia vị. Bên cạnh đó, cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Cụ thể tác dụng của lá đinh lăng là gì? uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Khi được hỏi về tác dụng của lá đinh lăng đối với hệ tiêu hóa, ít ai biết rằng lá đinh lăng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… Cách làm như sau, rửa sạch một nắm lá đinh lăng và ngâm nước muối loãng cho sạch bụi bẩn sau đó cho vào nồi nước và đun sôi, cuối cùng chắt lấy nước uống khi còn nóng. Bạn cần uống lá đinh lăng liên tục trong vài ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa.
Có rất nhiều người bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Lúc này uống nước lá đinh lăng trong vài ngày bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Cách giảm đau lưng rất đơn giản: Chỉ cần lấy 30 g lá đinh lăng tươi rửa sạch, nấu với 15 g mỗi loại sau: Cúc tần, rễ cây trinh nữ, cam thảo dây và 800 ml nước, nấu cho đến khi nước cạn còn 300 ml, chắt lấy nước và chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trong 5 ngày liên tục.
Lá cây đinh lăng, với tính mát, giúp chống ngứa và giải độc cho cơ thể, hiệu quả trong điều trị bệnh ngoài da như mề đay, vảy nến, và viêm da dị ứng. Sử dụng 80g lá đinh lăng khô nấu với 500ml nước cho đến khi còn 250ml, chia đôi uống hàng ngày, duy trì liên tục 10 ngày.
Tác dụng của lá đinh lăng trong việc chữa đau tử cung, đau bụng kinh có thể giải thích như sau: Các hoạt chất trong lá này giúp chị em tăng cường sức đề kháng sau khi sinh nên có thể giảm làm giảm các cơn đau cổ tử cung. Ngoài ra, còn có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất hiệu quả.
Bài thuốc như sau: Dùng cành và lá đinh lăng tươi đem sắc với nước và uống khi còn nóng. Nên duy trì bài thuốc này trong một thời gian nhất định để thấy được tác dụng.
Lá đinh lăng rất tốt để đả thông kinh lạc, nâng cao thể lực. Vì vậy, đối với những người bị đau đầu hay mất ngủ, sử dụng lá đinh lăng sẽ giúp an thần, dễ ngủ và giảm đau hiệu quả.
Sử dụng lá đinh lăng như sau: Lấy 20 g mỗi loại gồm lá đinh lăng khô, rau má, cỏ mực, tam điệp, lá vông, 16 g lá trinh nữ, hoàng bá, hoàng liên, bạch linh, mỗi loại 10 g. Sau khi chuẩn bị đủ các vị thuốc thì rửa sạch, nấu với 700 ml nước cho đến khi còn 300 ml, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, tác dụng tốt trong việc giải độc, chống dị ứng, trị táo bón,… Theo Tây y, lá đinh lăng có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như:
Những tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe cơ thể là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào cách bạn sử dụng.
Để sử dụng lá đinh lăng với mục đích chữa bệnh hoặc tăng cường sức đề kháng, bạn có thể sử dụng ở dạng khô hoặc tươi. Trong đó lá đinh lăng tươi được sử dụng nhiều hơn vì các hoạt chất trong lá được bảo toàn khi đưa vào cơ thể. Đinh lăng tươi cũng có thể được sử dụng để chế biến các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Ngược lại, đinh lăng khô sử dụng rất tiện lợi, bạn sử dụng như pha trà. Tuy nhiên, lại mất đi một số hoạt chất quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Mặc dù đinh lăng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa, gan, thận hay mất ngủ. Nhưng các bác sĩ khẳng định không nên uống thường xuyên. Do trong lá đinh lăng có chứa nhiều saponin nên khi đưa vào cơ thể quá nhiều hoạt chất này có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra cơ thể người dùng có thể bị suy nhược, mệt mỏi. Vì vậy, chỉ nên sử dụng đinh lăng với liều lượng cho phép. Trong mọi trường hợp không được lạm dụng.
Trẻ em là đối tượng không nên uống nước lá đinh lăng, chỉ được dùng ngoài da. Do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên uống loại nước này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là tim mạch. Ngoài ra, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước lá đinh lăng để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi. Nếu bạn muốn sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, trong mọi trường hợp không nên tự ý sử dụng.
Khi dùng lá đinh lăng, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
Những thông tin trên đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?” Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và để hiểu rõ hơn về liều lượng và cách uống, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Medlatec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.