Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Làm gì khi trẻ em bị say nắng, say nóng?

Ngày 04/11/2022
Kích thước chữ

Khi phải học tập, hoạt động thể lực hoặc làm việc trong môi trường nóng bức và có nhiệt độ cao, trẻ em dễ bị say nắng, say nóng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, say nắng và say nóng có thể dẫn đến tử vong.

Say nắng và say nóng là những phản ứng của cơ thể trước nhiệt độ quá khắc nghiệt từ môi trường. Sức khỏe của trẻ em còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Vậy cần phải làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Say nắng, say nóng nguy hiểm như thế nào?

Khi hoạt động quá lâu trong thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ như: Giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Cơ thể con người có khả năng điều hòa thân nhiệt trong một giới hạn nhất định để thích ứng được với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người là khác nhau, người trường thành có sức chịu đựng tốt nhất, trái lại trẻ em sức chịu đựng kém hơn và dễ gặp nguy hiểm hơn.

Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể trẻ em không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải thông qua mồ hôi thì có thể gây ra những biến đổi nghiêm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.

Làm gì khi trẻ em bị say nắng, say nóng? 1 Trẻ em hoạt động nhiều ngoài trời có nguy cơ bị say nắng, say nóng

Tác động của nắng nóng đến cơ thể trẻ em

Khi nắng nóng từ môi trường vượt quá sức chịu đựng của cơ thể, trẻ em có thể mắc các bệnh như sau:

Say nắng, say nóng

Trẻ em đang bị say nắng, say nóng có những triệu chứng sau:

  • Da nóng, ửng đỏ.
  • Sốt cao trên 40°C.
  • Không có mồ hôi.
  • Lơ mơ.
  • Co giật, động kinh.
  • Sốc.

Sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ, do vậy cần xử trí nhanh như sau:

  • Gọi bác sĩ ngay lập tức.
  • Làm mát cho trẻ càng nhanh càng tốt. Đem trẻ đến chỗ mát. Lau mát cho cơ thể bằng nước mát hoặc nước lạnh và quạt cho trẻ. Cần lưu ý là lúc này uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt liền.
  • Nếu trẻ hôn mê, nhúng trẻ vào nước lạnh có thể cứu sống trẻ.
  • Nếu trẻ còn tỉnh, cho trẻ uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
  • Gọi xe cấp cứu.

Mệt lả do nóng

Triệu chứng ở trẻ trong trường hợp này như sau:

  • Da lạnh, nhợt nhạt.
  • Không sốt (nhiệt độ dưới 37,8°C).
  • Ra mồ hôi.
  • Hoa mắt.
  • Ngất
  • Yếu mệt.

Cách sơ cứu khi trẻ bị mệt lả do nóng:

  • Gọi bác sĩ ngay lập tức.
  • Để trẻ nằm ở nơi mát, chân kê cao.
  • Cho trẻ uống một ly nước lạnh trong mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
  • Sau trẻ uống 2 - 3 ly nước, mang trẻ đến cơ sở y tế để được đánh giá tình trạng mất nước và điều trị bù nước thích hợp.
  • Lưu ý là vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường đến cơ sở y tế.
Làm gì khi trẻ em bị say nắng, say nóng? 2 Cho trẻ uống nước lạnh khi trẻ bị mệt lả do nóng

Vọp bẻ

Trẻ em bị vọp bẻ do nắng nóng có những triệu chứng sau:

  • Vọp bẻ nặng ở chân, tay hoặc bụng.
  • Không sốt.

Chăm sóc trẻ bị vọp bẻ do nóng tại nhà:

  • Vọp bẻ do nắng nóng là phản ứng thường gặp khi ở trong môi trường quá nóng bức. Tình trạng này không quá nguy hiểm nên có thể chăm sóc trẻ tại nhà, không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
  • Bổ sung muối và chất điện giải cho trẻ.

Cách phòng ngừa say nắng, say nóng và những bệnh do nắng nóng ở trẻ em

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có nhiệt độ trung bình khá cao. Do đó, phòng ngừa say nắng, say nóng cho trẻ là điều rất cần thiết.

Khi trẻ cần phải hoạt động ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài trời để cơ thể quen dần với nắng nóng. Lưu ý rằng cơ thể trẻ có giới hạn nên quá trình làm quen này không được diễn ra quá lâu.

Bổ sung nhiều nước và chất điện giải cho trẻ. Nước và điện giải đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nhưng lại dễ bị mất đi thông qua việc đổ mồ hôi trong khi vận động. Chính vì thế, việc bổ sung kịp thời nước và chất điện giải có vai trò quan trọng trong phòng ngừa say nắng, say nóng.

Nước bù điện giải Kamizol vị dâu là sản phẩm giúp bù nước, bù điện giải tức thời. Thức uống này chứa thành phần nước tinh khiết cùng nhiều chất điện giải tốt cho cơ thể như: Natri clorid, Kali clorid, Sucralose, L-Carnitine, Kẽm Gluconat, Acid citric, Natri citrat,...

Làm gì khi trẻ em bị say nắng, say nóng? 3 Nước bù điện giải Kamizol vị dâu cung cấp điện giải giúp bé phòng ngừa say nắng, say nóng

Không chỉ vậy, sản phẩm còn có hương dâu thơm mát, mùi vị ngon ngọt, phù hợp với khẩu vị của trẻ em. Cha mẹ có thể cho trẻ uống trước, trong và sau khi vận động ngoài trời nắng để bổ sung đủ lượng nước cùng điện giải, ngăn ngừa tình trạng say nắng diễn ra.

Phụ huynh cũng lưu ý nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, sáng màu và có nón mũ rộng vành để bảo vệ cơ thể. Tránh cho trẻ hoạt động quá lâu ngoài trời nắng mà nên có những khoảng thời gian giải lao xen kẽ. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu, cần dừng hoạt động ngay lập tức và đưa trẻ vào bóng râm để nghỉ ngơi.

Trên đây là một số thông tin để giúp bạn trả lời cho câu hỏi làm gì khi trẻ em bị say nắng. Say nắng là một tình trạng nguy hiểm, cần được sơ cứu kịp thời. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp phòng tránh và một trong số đó và bù nước và bù điện giải cho trẻ.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.