Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Tiêu chảy và kiết lỵ là những tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và thải chất thải bên trong đường ruột. Trẻ nhỏ thường là đối tượng của cả hai bệnh lý này, nhất là vào thời điểm giao mùa. Cha mẹ cần phân biệt kiết lỵ và trẻ nhỏ để có hướng xử lý đúng, tránh cho bé yêu gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nhỏ rất thường bị bệnh đường ruột, bao gồm kiết lỵ và tiêu chảy. Cả hai chứng bệnh này đều có nhiều biểu hiện giống nhau như đau bụng, đi ngoài, mất sức nên nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn chúng với nhau, đôi khi dẫn đến sai lầm trong cách điều trị khỏi bệnh. 

Mách mẹ cách phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy

Cả tiêu chảy lẫn kiết lỵ đều ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, buộc người bệnh thải chất thải bên trong đường ruột ra ngoài nhiều ít, tùy mức độ bệnh. 

Trong khi tiêu chảy là tình trạng phân lỏng được thải ra từ trực tràng khi đi vệ sinh và có thể do một số nguyên nhân thì bệnh kiết lỵ chính là triệu chứng tiến triển của tiêu chảy và do vi khuẩn gây ra.

Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ? 1 Trẻ nhỏ rất thường bị bệnh đường ruột, bao gồm kiết lỵ và tiêu chảy.

Các triệu chứng của kiết lỵ và tiêu chảy gần như tương tự nhau, tuy nhiên kiết lỵ ở mức độ nghiêm trọng hơn. Làm cách nào phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ?

Dưới đây là những cách phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy cha mẹ cần biết:

Phân biệt khái niệm

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, có nước, số lần đi hơn ba lần trong một ngày. Thời gian bệnh kéo dài bao lâu là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Với những trường hợp cấp tính, người bệnh sẽ nhanh chóng được giải quyết, tuy nhiên nếu trường hợp tiêu chảy là do virus hoặc ký sinh trùng gây ra thì thời gian bị tiêu chảy sẽ lâu hơn rất nhiều. 

Bệnh nhân bị tiêu chảy lưu ý nếu tình trạng đi ngoài này kéo dài hơn hai ngày, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, nhiều trường hợp còn có lẫn máu, dịch nhầy. Nguyên nhân gây ra kiết lỵ là do người bệnh sử dụng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là Shigella.

Các triệu chứng của tiêu chảy và kiết lỵ 

Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ? 2 Có những cách phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy cha mẹ cần biết.

Như đã có đề cập ở trên, cả kiết lỵ và tiêu chảy đều có các triệu chứng tương tự nhau nên người lớn dễ nhầm lẫn chúng nếu không biết phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy. 

Các triệu chứng tiêu chảy

Hầu như ai cũng từng bị tiêu chảy một lúc nào đó trong đời với các triệu chứng thường gặp là cảm giác cần phải đi vệ sinh ngay, đi nhiều lần trong ngày, khi đi ngoài phân lỏng, chảy nước. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy còn có cảm giác buồn nôn, đau thắt bụng kèm theo.

Triệu chứng kiết lỵ

Các triệu chứng kiết lỵ cũng giống như tiêu chảy. Tuy nhiên, các triệu chứng bổ sung phát sinh nếu mắc bệnh.

Các triệu chứng khi bị kiết lỵ bao gồm cảm giác cần phải đi vệ sinh ngay, đi nhiều lần trong ngày, khi đi ngoài phân lỏng, chảy nước. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy còn có cảm giác buồn nôn, đau thắt bụng kèm theo. Ngoài ra, không ít trường hợp còn bị sốt, bị chuột rút cơ bắp. 

Nguyên nhân của tiêu chảy và kiết lỵ

Như đã nói ở trên, tiêu chảy có nguyên nhân là do một số yếu tố có thể gây ra, trong khi đó, kiết lỵ là do một số vi khuẩn gây ra. Một khi nắm được những gì có thể gây ra từng tình trạng bệnh sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân của tiêu chảy

Một số trường hợp tiêu chảy xảy ra mà ngay cả bác sĩ cũng không hoàn toàn chắc chắn tại sao. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy đã biết, bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm;
  • Một số loại thuốc;
  • Rượu đường;
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa;
  • Nhiễm virus;
  • Nhiễm ký sinh trùng;
  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Phẫu thuật bụng;
  • Nguyên nhân của bệnh kiết lỵ.
Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ? 3 Tiêu chảy do một số yếu tố có thể gây ra, kiết lỵ là do một số vi khuẩn gây ra.

Nguyên nhân của kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra. Khi một người ăn phải thức ăn hoặc chất lỏng bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh. 

Dưới đây là các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bệnh kiết lỵ:

  • Shigella;
  • Salmonella;
  • Escherichia coli;
  • Campylobacter;

Cách chẩn đoán tiêu chảy và kiết lỵ

Chẩn đoán tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể được chẩn đoán thông qua tìm hiểu về các loại thức ăn đã ăn gần thời điểm khám, các loại thuốc lấy mẫu phân để xét nghiệm. 

Chẩn đoán bệnh kiết lỵ

Để chẩn đoán bệnh kiết lỵ, cách thực hiện cũng tương tự như tiêu chảy, tuy nhiên bác sĩ sẽ lấy mẫu phân xét nghiệm để tìm vi khuẩn.

Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ? 4 Cần phải đi vệ sinh ngay, đi nhiều lần trong ngày, khi đi ngoài phân lỏng, chảy nước.

Điều trị tiêu chảy và kiết lỵ

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong điều trị tiêu chảy và kiết lỵ. Cụ thể như sau:

Điều trị tiêu chảy

Với bệnh nhân tiêu chảy, bác sĩ khuyến cáo nên ăn uống bình thường khi có cảm giác thèm ăn trở lại. Uống một lượng lớn chất lỏng để thải độc cơ thể và tăng cường chất điện giải (Pedialyte hoặc nước uống bù nước sẽ có tác dụng).

Tuy nhiên, bạn cần kiêng những loại thực phẩm và đồ uống sau đây để bệnh tiêu chảy không tái phát sau khi đã trở lại chế độ ăn uống bình thường:

  • Đồ uống có cồn;
  • Đồ uống, thực phẩm hoặc chất bổ sung có chứa caffeine;
  • Sữa, kem hoặc các sản phẩm từ sữa khác;
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ/gia vị;
  • Các loại nước ép trái cây;
  • Lê, táo và đào;
  • Đồ uống, đồ ăn nhẹ, đồ ngọt có chất làm ngọt nhân tạo như mannitol, sorbitol và xylitol.
Làm sao phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ? 6 Bác sĩ khuyến cáo nên ăn uống bình thường khi có cảm giác thèm ăn trở lại.

Phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ

Với bệnh nhân bị kiết lỵ, để điều trị nhiễm trùng đường ruột các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh như ciprofloxacin hoặc azithromycin. 

Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống một lượng lớn chất lỏng để thải độc cơ thể và tăng cường chất điện giải (Pedialyte hoặc nước uống bù nước sẽ có tác dụng).

Qua những chia sẻ trên, hy vọng cha mẹ đã có thêm một số thông tin hữu ích giúp phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng như cách thức điều trị từng bệnh khác nhau. Lưu ý cha mẹ khi chăm sóc trẻ, nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường, phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin