Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm thế nào để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi?

Ngày 24/03/2022
Kích thước chữ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến ở người già bởi vì hệ thần kinh cũng như sức khỏe tổng thể đã có nhiều suy giảm. Vậy để khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thì cần phải làm gì?

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng phổ biết nhất là ở người cao tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này, sức khỏe tổng thể cũng như hệ  thần kinh đã không còn hoạt động hiệu quả như trước. Nếu như không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có thể đe dọa tính mạng.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là gì?

Ngày càng lớn tuổi sự lão hóa càng tăng, khiến cho sức khỏe suy giảm nhiều. Đồng thời với đó là sự xuất hiện của những căn bệnh thường gặp ở tuổi già. Vì thế nên người cao tuổi thường chỉ có thời gian ngủ vào ban đêm chỉ khoảng 4 tiếng mỗi ngày. Không những thế, giấc ngủ cũng không được sâu, thường nằm trằn trọc hay khó vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, cũng có vài trường hợp dễ đi vào giấc ngủ nhưng thức dậy sớm rồi trằn trọc cả đêm.

Ngày càng lớn tuổi sự lão hóa càng tăng, khiến cho sức khỏe suy giảm nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ

Ngày càng lớn tuổi sự lão hóa càng tăng, khiến cho sức khỏe suy giảm nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ

Biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có hai trạng thái, đó là:

  • Mất ngủ: Người già bị mất ngủ, không thể ngủ được hoặc ngủ rất ít, dễ tỉnh giấc vào cả ban đêm lẫn ban ngày.
  • Giấc ngủ bị đảo lộn: Đây là tình trạng không ngủ được vào ban đêm mà lại ngủ vào ban ngày. Khi thời gian giấc ngủ bị đảo lộn, người bệnh sẽ ngủ vào ban ngày trong khi lại tỉnh táo và rất khó ngủ vào ban đêm.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có hai trạng thái, đó là mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có hai trạng thái, đó là mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ

Cách khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Tránh xa chất kích thích

Tránh các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt,... sau 1 hoặc 2 giờ chiều. Hoặc tốt nhất là hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffeine. Bởi vì caffeine làm ngăn chặn tác dụng của adenosin, một chất do não tiết ra để thúc đẩy cơ thể đi vào giấc ngủ giấc ngủ.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày. Tốt nhất là không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Rượu sẽ gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và có thể cản trở việc thở trong lúc ngủ.

Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thì bạn cũng cần ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Nicotin trong thuốc lá sẽ làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc.

Ngủ trưa ngắn

Nếu không đủ tỉnh táo vào buổi chiều, thì người cao tuổi nên có một giấc ngủ trưa ngắn khoảng từ 15 - 20 phút. Khoảng thời gian này là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài để cảm thấy chệnh choạng cũng như không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Tập luyện thể thao

Bắt đầu tập bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc yoga có thể giúp người cao tuổi đi vào giấc ngủ nhanh hơn, giấc ngủ sâu hơn cũng như ít thức giấc thường xuyên trong đêm hơn. Tuy nhiên, không tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ, thời gian tập thể dục tốt nhất là buổi sáng sớm sau khi thức dậy.

Thói quen tập thể dục sẽ giúp người cao tuổi đi vào giấc ngủ nhanh hơn, giấc ngủ sâu hơn Thói quen tập thể dục sẽ giúp người cao tuổi đi vào giấc ngủ nhanh hơn, giấc ngủ sâu hơn

Xây dựng một lịch ngủ khoa học

Một lịch đi ngủ khoa học sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ của giấc ngủ và thức. Cần phải xác định được ngủ trong bao lâu là tốt. Và sau đó hãy đi ngủ mỗi đêm và thức dậy buổi sáng cùng một mốc giờ lặp lại hàng ngày. Dần dần sẽ hình thành nên thói quen cho cơ thể.

Ăn uống khoa học

Người cao tuổi cần kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối thì bạn có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc, sữa hay bánh mì nướng và mứt. Lưu ý, chỉ nên ăn nhẹ chứ không được ăn quá no.

Thư giãn trước khi đi ngủ

Người cao tuổi có thể ngồi thiền hay nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ. Cần tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng, suy nghĩ nhiều như bàn luận công việc hay thảo luận các vấn đề gay gắt.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Để giảm thiểu việc đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, thì bạn không nên uống bất cứ loại nước gì trong khoảng 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi liên tục, và không thể điều chỉnh được bằng các biện pháp điều trị thay đổi lối sống nêu trên; đặc biệt là đối với tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, thì người cao tuổi cần gặp các chuyên gia để được tư vấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân do bệnh lý hay do tâm thần, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những biện pháp khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Hy vọng các biện pháp nêu trên có thể đem lại cho bạn một giấc ngủ ngon.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin