Thực hư câu chuyện mất ngủ gây tử vong và các biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ
Ngày 07/08/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, giúp con người hồi phục năng lượng và cho cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày học tập hay làm việc vất vả. Vậy mất ngủ gây tử vong có đúng không? Theo dõi hết bài viết sức khỏe dưới đây để có được lời giải đáp bạn nhé.
Mất ngủ gây tử vong có đúng không vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thế nào là mất ngủ trước bạn nhé.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, gồm các dạng như khó ngủ, ngủ không sâu, dễ giật mình, khó trở lại giấc ngủ, thức dậy rất sớm và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi và khó chịu. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ được chia thành 2 loại đó là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Trong đó:
Mất ngủ cấp tính: Tình trạng mất ngủ xảy ra không thường xuyên và không kéo dài.
Mất ngủ mãn tính: Tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến, không chỉ xảy ra ở đối tượng người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng dễ bị mất ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ có thể kể đến như:
Áp lực trong cuộc sống như áp lực về công việc, sức khỏe hoặc tiền bạc…
Thói quen về giấc ngủ không tốt như ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa, ngủ ở nơi không thoải mái, xem ti vi hoặc sử dụng điện thoại… trước khi đi ngủ.
Ăn quá nhiều trong bữa tối hoặc sát giờ đi ngủ.
Nhịp sinh học bị thay đổi.
Rối loạn sức khỏe tâm thần.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Do bệnh lý như ung thư, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim…
Sử dụng thức uống có chứa nicotine, caffeine… trước giờ đi ngủ.
Do tuổi tác: Người già dễ bị mất ngủ hơn người trẻ tuổi.
Lười hoạt động thể chất.
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng như thế nào?
Như đã trình bày phía trên, mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Dưới đây là một số tác hại của việc mất ngủ thường xuyên, bạn đọc có thể tham khảo:
Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung: Các chuyên gia cho biết chất lượng giấc ngủ bị suy giảm gây gián đoạn quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin từ đó dẫn đến tình trạng giảm tập trung và suy giảm trí nhớ.
Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt: Mất ngủ sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Khi cơ thể mệt mỏi, tâm trạng cũng sẽ theo đó mà có khuyên hướng tiêu cực, dễ cáu gắt và kích động trong mọi vấn đề.
Tăng nguy cơ trầm cảm: Thực tế cho thấy, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển bệnh lo âu, trầm cảm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người khác.
Suy giảm miễn dịch, dễ bị ốm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ và hoạt động của hệ miễn dịch có mối liên quan mật thiết với nhau. Theo đó, mất ngủ có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và bạn dễ bị ốm hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ: Mất ngủ kéo dài tạo điều kiện khởi phát các bệnh lý như tăng huyết áp, đau tim, suy tim, xơ vữa động mạch…
Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm khiến cho hoạt động của vùng não đảm nhiệm vai trò điều khiển việc ăn uống cảm thấy thèm chất bột đường và chất béo nhiều hơn. Do vậy mà người bị mất ngủ về đêm dễ rơi vào tình trạng ăn uống mất kiểm soát từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Gây hại cho da: Ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ giải phóng lượng hormone cortisol nhiều hơn bình thường, gây phá vỡ cấu trúc collagen. Do vậy, mất ngủ có thể gây hại cho da với những biểu hiện như xuất hiện nhiều đốm nâu trên da, thường xuyên bị khô da, xuất hiện nhiều nếp nhăn và hình thành quầng thâm mắt…
Mất ngủ gây tử vong có đúng không?
Mất ngủ gây tử vong có đúng không? Chắc hẳn đây là thắc mắc của không ít độc giả. Với câu hỏi mất ngủ gây tử vong có đúng không, các chuyên gia cho biết mất ngủ có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do mất ngủ kéo dài khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ đó làm tăng nguy cơ tử vong.
Chưa kể, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mất ngủ nặng gây tử vong có tính di truyền và có liên quan đến bệnh di truyền hiếm gặp. Cụ thể:
Mất ngủ gây tử vong có tính gia đình là hậu quả của một đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường PRNP. Tuổi khởi phát dao động từ 20 - 70 tuổi, trung bình là 40 tuổi. Các triệu chứng sớm của bệnh bao gồm khó đi vào giấc ngủ, suy giảm nhận thức, kèm theo các triệu chứng tâm thần. Một loạt các triệu chứng như tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi… có thể xảy ra sau đó.
Mất ngủ gây tử vong tản phát là hậu quả của sự thiếu một đột biến gen PRNP. So với mất ngủ gây tử vong có tính gia đình thì mất ngủ gây tử vong tản phát thường khởi phát sớm hơn, cũng gây ra các triệu chứng như mất ngủ, suy giảm nhận thức.
Phải làm sao khi bị mất ngủ kéo dài?
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến một loạt hệ lụy đối với sức khỏe mà thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Vậy phải làm sao khi bị mất ngủ kéo dài?
Nếu mất ngủ kéo dài, các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Thông qua thăm khám và hỏi bệnh, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân và đưa cho bạn hướng điều trị mất ngủ phù hợp.
Để hạn chế các tác hại của việc mất ngủ, bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mỗi người cần chủ động học cách cải thiện giấc ngủ càng sớm càng tốt. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả và an toàn, bạn có thể kết hợp các biện pháp dưới đây:
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học: Thiết lập thói quen thức - ngủ cố định vào một thời điểm nhất định trong ngày và cố gắng duy trì nó đều đặn mỗi ngày. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, hạn chế việc sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ, không ăn quá no trước giờ đi ngủ và đặc biệt không lạm dụng các chất kích thích như caffein, đồ uống có cồn, nicotine…
Xông tinh dầu hoặc massage cơ thể với tinh dầu thiên nhiên để hỗ trợ làm dịu tinh thần, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn, chẳng hạn như tinh dầu hoa nhài, tinh dầu lavender, tinh dầu chanh sả…
Duy trì đều đặn hoạt động rèn luyện thể chất: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giải tỏa căng thẳng và áp lực từ đó nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra, việc làm này còn giúp máu não lưu thông tốt hơn, giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Theo đó, mỗi ngày, bạn nên bỏ ra tối thiểu 30 phút để tập luyện.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Theo đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện chứng mất ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại trà thảo dược có tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ như trà cây lạc tiên, trà tâm sen, trà gừng… để cải thiện chứng mất ngủ.
Mất ngủ gây tử vong có đúng không? Câu trả lời là đúng bạn nhé. Hy vọng, với những chia sẻ phía trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng mất ngủ, ảnh hưởng nếu bị mất ngủ kéo dài và các biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm