Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Liệu người gầy có bị mắc gan nhiễm mỡ không?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh nhức nhối ở nhiều người thừa cân hay do uống quá nhiều bia rượu, tuy nhiên gầy không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, hãy cùng tìm hiểu lý do trong bài viết này.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease - NAFLD) là bệnh gan mãn tính phổ biến nhất ở những người thuộc các nước phát triển. Trên thực tế, gần 1/3 người lớn và 1/10 trẻ em ở Hoa Kỳ mắc bệnh này. Mặc dù nguyên nhân chính xác của NAFLD vẫn chưa được làm rõ, nhưng thừa cân hoặc béo phì với lượng mỡ bụng cao là yếu tố nguy cơ chính của NAFLD.
Các yếu tố rủi ro khác là:
  • Huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường.
  • Là phụ nữ mãn kinh.
  • Là người gốc Tây Ban Nha hoặc gốc Á.
  • Khó thở khi ngủ.
  • Mắc hội chứng chuyển hóa.

Tuy béo phì và dư thừa mỡ bụng là yếu tố nguy cơ số một, nhưng gầy không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Một người có thể gầy nhưng vẫn mắc nhiều tình trạng nghiêm trọng, mãn tính và không tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc tích tụ mỡ trong tế bào gan gây ra NAFLD.

Người gầy có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Liệu người gầy có bị mắc gan nhiễm mỡ không? 1Người gầy cũng có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu

Tuy béo phì là yếu tố rủi ro chính gây ra NAFLD, nhưng người ta ước tính rằng có khoảng 7% đến 10% người gầy mắc NAFLD. Giống những người béo phì bị NAFLD, những người gầy bị NAFLD thường xuyên, nhưng không phải lúc nào cũng mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những tình trạng này bao gồm huyết áp cao, kháng insulin, tăng cholesterol LDL và tăng chất béo trung tính. Chưa rõ liệu NAFLD có khiến mọi người có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa hay ngược lại, nhưng kết hợp các điều kiện lại trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nhất đối với những người gầy bị NAFLD.

Nghiên cứu

Liệu người gầy có bị mắc gan nhiễm mỡ không? 2Có khoảng 7% đến 10% người gầy mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Một nghiên cứu gần đây đã xem xét mức độ phổ biến của NAFLD ở hơn 6.000 đàn ông và phụ nữ trưởng thành gầy và béo phì thuộc nhiều sắc tộc. Người gầy được định nghĩa là những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở xuống và vòng eo từ 90 cm trở xuống đối với nam hoặc 80 cm trở xuống đối với nữ. Người béo phì được định nghĩa là người có chỉ số BMI trên 30 và vòng eo trên 102 cm đối với nam hoặc trên 88 cm đối với nữ.

Trong nhóm gầy, đàn ông và phụ nữ có khả năng mắc NAFLD như nhau. Và không có mô hình nhất quán về chủng tộc hoặc dân tộc giữa những người gầy với NAFLD. Ngược lại, những người béo phì mắc NAFLD phần lớn là người gốc Mexico hoặc châu Á.

Tuy nhiên, trong số những người gầy trong nghiên cứu mắc NAFLD, gần 75% bọn họ cũng mắc các bệnh về trao đổi chất khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Trong số gần 25% người gầy mắc NAFLD không mắc các bệnh chuyển hóa khác, nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch hoặc các nguyên nhân không ngẫu nhiên khác là rất thấp, gần như ngang bằng với những người khỏe mạnh nói chung.

Nghiên cứu này cho thấy rằng, trong số những người gầy bị NAFLD, mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng chính là tình trạng trao đổi chất.

Liệu người gầy có bị mắc gan nhiễm mỡ không? 3Hình ảnh mô tả lá gan bị nhiễm mỡ

Cho dù gầy hay béo phì, và cho dù bạn có tình trạng trao đổi chất kèm theo hay không, cách điều trị NAFLD tốt nhất là thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống. Đối với những người gầy bị NAFLD, biện pháp khắc phục đầu tiên là ăn ít thực phẩm Carb đơn giản hơn và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất xơ. Carb đơn giản bao gồm ngũ cốc đã qua chế biến, sỉo có hàm lượng fructose cao và các loại đường bổ sung khác có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng chất béo tích tụ trong gan.

Hà My

Nguồn tham khảo: cleaneatingmag.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Gan nhiễm mỡ