Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một chiếc cằm cân đối, thanh tú sẽ giúp cho gương mặt thêm sức hút và giúp bạn tự tin hơn. Nhiều người niềng răng hi vọng có thể cải thiện chiếc cằm lẹm. Vậy niềng răng có làm cằm bớt lẹm hay không?
Niềng răng có làm cằm bớt lẹm hay không? Niềng răng có cải thiện được cằm lẹm không? Là những thắc mắc chung của những người cằm lẹm đang trong quá trình niềng răng.
Trên thực tế, sở hữu một chiếc cằm Vline thon gọn, hài hòa sẽ giúp cho gương mặt chắc chắn sẽ nâng tầm nhan sắc và thu hút người đối diện và tự ti mỗi khi giao tiếp.
Cằm lẹm là hiện tượng cằm có xu hướng phát triển quá mức về hướng phía cổ của người bệnh. Người gặp phải tình trạng này có cảm giác mặt bị ngắn hơn, ảnh hưởng khá lớn tới tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt.
Một chiếc cằm đạt được tỷ lệ chuẩn sẽ giúp cho khuôn mặt cân xứng khi có đỉnh mũi, môi và đỉnh cằm tạo thành một đường thẳng. Tuy nhiên, người bị cằm lẹm thì khó có thể đạt được ‘tỷ lệ vàng’ này bởi cấu trúc xương hàm ngắn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn bị lẹm cằm. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
Yếu tố bẩm sinh: Một số sự đột biến bất thường trong cấu trúc gen, hay tổn thương trong quá trình mang thai có thể khiến phần xương hàm của thai nhi biến dạng. Chính vì thế nên có những đứa trẻ ngay khi sinh ra đã bị lẹm cằm. Một số trường hợp trẻ so sinh bị lẹm cằm có thể được coi là mắc hội chứng Micrognathia.
Hàm dưới bị chấn thương: Trường hợp gặp chấn thương hàm dưới trong quá trình lao động, tập thể dục thể thao cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương hàm. Từ đó hình thành nên hiện tượng lẹm cằm.
Ung thư răng miệng: Cấu trúc mô tế bào ở răng miệng bị tổn thương, hủy hoại khiến hình thái của cằm bị biến dạng và thiếu hụt dần, từ đó dẫn đến tình trạng cằm lẹm.
Tình trạng lẹm cằm có một số biểu hiện tương đối rõ ràng có thể thấy bằng mắt thường nên không quá khó để nhận biết, đặc biệt khi quan sát khuôn mặt theo góc nghiêng.
Khi nhìn nghiêng, cằm của người bị lẹm sẽ có xu hướng cong vào phía trong hơn mức bình thường. Điều đó khiến cho độ dài của cằm sẽ trông ngắn hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn tạo cảm giác có 2 cằm dù không béo và răng có vẻ bị hô ra ngoài.
Chính vì thế, hiện tượng lẹm cằm sẽ gây ảnh hưởng chủ yếu tới tính thẩm mỹ khuôn mặt của người bệnh. Những người bị lẹm cằm trông khuôn mặt sẽ tròn hơn, mũi trông nhỏ hơn, còn môi thì bị tều và răng có thể bị hô hơn nếu sự sai lệch xương hàm trên và dưới quá lớn.
Không chỉ có thế, có nhiều báo cáo cho thấy rằng người bị lẹm cằm sẽ dễ bị đau hoặc rối loạn khớp thái dương hàm hơn so với người bình thường.
Niềng răng có làm cằm bớt lẹm không? Trên thực tế, để xác định chính xác niềng răng có cải thiện được tình trạng cằm lẹm không thì phải dựa trên nguyên nhân và tình trạng cụ thể của từng người. Trong đó, có 2 trạng thái cằm bị lẹm phổ biến nhất bao gồm:
Đối với trường hợp đầu tiên, phương pháp chỉnh nha niềng răng sẽ khắc phục hiệu quả khuyết điểm hô, vẩu, khấp khểnh,… Sau khi hoàn thành quá trình niềng thì các răng sẽ được dàn đều đặn trên cung hàm và khớp cắn ổn định. Thế nên sẽ không còn cảm giác cằm bị lẹm vào trong nữa. Đồng thời răng về đúng vị trí thì cơ môi cũng được thả lỏng nên giúp cho gương mặt đạt thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp hô vẩu nặng do cấu trúc xương hàm gây ra thì có thể sẽ phải phẫu thuật hàm để cải thiện tình trạng hô.
Còn đối với các trường hợp cằm lẹm do xương chứ không phải do hô vẩu thì sẽ cần can thiệp bên ngoài bằng phương pháp độn cằm. Sau khi thực hiện thủ thuật độn cằm xong sẽ tạo dáng cho khuôn mặt cân đối và hài hòa hơn. Đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên cho gương mặt, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn do có chi phí thấp nhất. Để thực hiện kỹ thuật chỉnh nha này, nha sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung và dây thun chuyên dụng để tạo lực dịch chuyển các răng sai lệch, hô vẩu để răng về đúng vị trí mong muốn, chuẩn khớp cắn.
Lực kéo trên răng khá ổn định và sau một thời gian khoảng 12-24 tháng tùy vào tình trạng răng bạn sẽ thấy răng thay đổi rõ ràng. Khi kết thúc quá trình điều trị sẽ không còn tình trạng hô vẩu, khấp khểnh hay cằm lẹm nữa.
So với mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài sứ đáp ứng tính thẩm mỹ cao hơn trong suốt quá trình đeo niềng. Bởi vì mắc cài loại này được thiết kế bằng sứ cao cấp có màu gần giống răng thật nên người đeo niềng sẽ bớt ngại hơn khi giao tiếp trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, mắc cài sứ không có được độ bền chắc cao như kim loại nên thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn một chút.
Invisalign là giải pháp niềng răng tiên tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phương pháp niềng này vừa giúp khách hàng cải thiện hiệu quả tình trạng răng hô, vẩu, khấp khểnh,… vừa đảm bảo tính thẩm mỹ một cách hoàn hảo khi đeo niềng. Đặc biệt phương pháp này cũng khá tiện lợi có thể tháo ra lắp vào những khi cần thiết hay ăn uống.
Trên đây là tất cả thông tin thú vị xoay quanh vấn đề niềng răng có làm cằm bớt lẹm hay không. Hy vọng bài chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn chính xác về vấn đề này.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.