Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông qua nội dung cung cấp trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không nhé!
Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lo lắng rằng bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không? Nhằm giúp mọi người có thêm thông tin cụ thể về vấn đề này, chúng tôi xin có những chia sẻ qua bài viết sau đây.
Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên tiếng Anh là Streptococcus hay gọi là liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylococcus tên gọi khác là tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh chốc lở ở trẻ thường gặp trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Thời điểm ban đầu khi mới nhiễm bệnh, trên da của trẻ sẽ hình thành các mụn nước tại vị trí gần miệng và tứ chi. Lâu dần các mụn nước này lớn hơn, rỉ nước và bắt đầu vỡ ra tạo thành những mảng màu vàng bao phủ trên bề mặt da.
Một loại khác của chốc lở nhưng ít gặp đó là trên da hình thành mụn nước chứa đầy chất lỏng màu vàng, khi chúng vỡ ra sẽ hình thành lớp màng màu nâu bám chặt trên bề mặt da. Bệnh chốc lở có thể bị nhầm lẫn với bệnh loét da.
Tuy nhiên, bệnh loét da là một bệnh lý khác. Loét da là tình trạng da nhiễm trùng nghiêm trọng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và sâu ở bên trong da, tạo ra những vết loét chứa dịch và mủ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Khi mới nhiễm bệnh, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước gây kích ứng và ngứa. Theo thời gian, những nốt mụn này có thể phát triển lớn hơn và hình thành mủ. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ ba ngày đối với liên cầu khuẩn và khoảng bốn đến mười ngày với tụ cầu khuẩn.
Do triệu chứng khá đặc trưng nên bệnh thường được chẩn đoán thông qua việc quan sát các biểu hiện lâm sàng trên vùng da nhiễm bệnh của cơ thể, không cần phải xét nghiệm hoặc áp dụng các phương pháp khác để xác định vi khuẩn từ các tổn thương da.
Chốc lở là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua tiếp xúc trực tiếp vào những tổn thương hay gián tiếp chạm vào những vật dụng như quần áo, chăn, gối, đồ chơi,… của trẻ bị bệnh. Trong đó, con đường chủ yếu lây nhiễm bệnh là thông qua tiếp xúc trực tiếp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh chốc lở ở tay hoặc các vị trí khác trên cơ thể không phải là bệnh lý nguy hiểm khi trẻ được điều trị sớm và đúng cách. Bệnh nhi sẽ được bác sĩ chỉ định việc dùng thuốc kháng sinh tại chỗ. Thường sẽ là các loại thuốc bôi trên da. Nếu tình trạng bệnh chốc lở ở trẻ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc uống.
Một vài yếu tố có thể khiến cho tình trạng bệnh chốc lở ở trẻ tăng nguy cơ lây nhiễm như:
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ phù hợp và đảm bảo an toàn. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cần chú ý thực hiện tốt những việc sau để phòng ngừa và điều trị bệnh chốc lở:
Qua những chia sẻ trong bài, mong rằng sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc “Bệnh chốc lở ở trẻ em có lây không?”mà chúng ta đã đặt ra ở đầu bài viết. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ để giúp bé phòng ngừa bệnh tốt.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.