Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lõm ngực có phải mổ không?

Ngày 12/08/2022
Kích thước chữ

Lõm ngực là tình trạng biến dạng lồng ngực và có thể nhìn thấy xương ức hiện lên. Nguyên nhân gây lõm ngực chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên các trường hợp thường gặp là do bẩm sinh. Có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh lõm ngực này, một trong số đó chính là phẫu thuật. Liệu lõm ngực có phải mổ không?

Tình trạng lõm ngực thường được phát hiện rõ ràng hơn khi bé từ 1 tuổi trở lên, khi xương đã bắt đầu phát triển. Lõm ngực ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý của trẻ, dễ khiến trẻ mất cảm giác tự tin vào bản thân. Vì thế lõm ngực có phải mổ không là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Lõm ngực có phải mổ không? 1 Lõm ngực có phải mổ không?

Lõm ngực là gì?

Lõm ngực còn được gọi là ngực phễu, đây là một dị tật bẩm sinh của lồng ngực. Nguyên nhân là do sự phát triển bất thường của xương ức và các sụn sườn, làm cho lồng ngực lõm sâu xuống.

Mức độ nghiêm trọng của lõm ngực ở mỗi người bệnh là khác nhau, chúng dao động từ nhẹ đến nặng, nhưng tình trạng trở nên nặng hơn theo quá trình tăng trưởng. Nhiều trẻ khi bị lõm ngực thì không cần điều trị, do tình trạng lõm ngực rất nhẹ, tuy nhiên có những trường hợp nghiêm trọng hơn thì lõm ngực này có thể đè lên tim và phổi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Các biến chứng nghiêm trọng của lõm ngực có thể gây ép tim và phổi hoặc đẩy tim sang một bên. Ngay cả các trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý của trẻ như thiếu tự tin về ngoại hình, chậm phát triển...

  • Vấn đề về tim, phổi: Lõm ngực càng sâu thì càng làm giảm lượng khí mà phổi nở, dẫn đến giảm lượng không khí khi mà trẻ hô hấp. Ngoài ra, vết lõm này cũng sẽ đè lên tim khiến tim bị đẩy sang bên trái và làm giảm khả năng co bóp của tim.
  • Vấn đề ngoại hình: Trẻ lõm ngực thường cảm thấy rất tự ti về ngoại hình của mình, chúng thường tránh các hoạt động cùng với gia đình hoặc bạn bè. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ và trẻ có tỷ lệ cao mắc các bệnh trầm cảm.
Lõm ngực có phải mổ không? 2 Tình trạng lõm ngực khiến trẻ mất tự tin về ngoại hình

Các phương pháp điều trị lõm ngực

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là phương pháp quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lõm ngực. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng vật lý trị liệu thì hiệu quả không cao chính vì thế phương pháp này thường được kết hợp cùng phẫu thuật. Tập vật lý trị liệu trước phẫu thuật là một cách tăng hiệu quả cực tốt.

Một số bài tập vật lý trị liệu mà bạn có thể tham khảo như:

Bài tập 1: Kéo lưng và vai.

  • Đưa hai tay ra phía sau, các ngón tay đan vào nhau.
  • Kéo tay căng ra sau càng nhiều càng tốt và giữ thẳng cổ. Tư thế này giúp bạn đẩy ngực ra trước, vị trí này được giữ trong 2 - 3 giây. Chú ý phải giữ thẳng khuỷu tay, đầu, và cổ trong quá trình luyện tập.

Bài tập 2: Tăng cơ ngực và lưng.

  • Tư thế nằm nghiêng và hai cánh tay căng ra.
  • Bạn cầm một vật có trọng lượng vừa lòng bàn tay.
  • Giữ thẳng tay, đưa chúng lại với nhau qua ngực.
  • Bạn cần thực hiện bài tập này 25 lần/ngày.

Tập thể dục 3: Tăng thể tích lồng ngực.

  • Bạn nên tập bài này vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
  • Đứng thẳng mở vai rộng ra. Hít càng sâu càng tốt và giữ hơi thở trong khoảng 10 giây.
  • Lặp lại 20 lần/ngày.
Lõm ngực có phải mổ không? 3 Áp dụng vật lý trị liệu cùng phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị

Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được xem là cách điều trị lõm ngực hiệu quả nhất. Độ tuổi tốt nhất của trẻ để phẫu thuật là từ 7 - 15 tuổi, khi xương của trẻ đã phát triển thành khung ổn định và khả năng phục hồi liền xương rất tốt.

Phương pháp phẫu thuật Nuss đang là phẫu thuật được tiến hành để điều trị cho các bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh. Đây là phương pháp ưu việt nhất và đã được tiến hành trong hơn 20 năm qua, giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng ngực lõm và hòa nhập với cuộc sống bình thường sau phẫu thuật.

Cách thức phẫu thuật là: Bác sỹ sẽ rạch hai đường rạch ngắn khoảng 2 - 3cm dưới hướng dẫn của nội soi lồng ngực tách mặt sau xương ức, luồn một thanh đỡ kim loại ở vị trí tương ứng bị lõm và nâng lên vị trí đã xác định.

Sau phẫu thuật trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế vận động nặng và những bài tập quá sức trong khoảng 6 tháng. Thời điểm để tháo khung kim loại cố định cho trẻ cũng khác nhau ở từng độ tuổi. Nếu trẻ mổ trước 18 tuổi thì thường sau khoảng 2 năm là người bệnh có thể rút thanh. Còn người bệnh sau 18 tuổi thường phải để lâu hơn, khoảng từ 3 đến 4 năm.

Lõm ngực có phải mổ không? 4 Phẫu thuật Nuss là phương pháp điều trị lõm ngực hiệu quả nhất

Lõm ngực có phải mổ không?

Lõm ngực có phải mổ không là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc. Tùy theo trường hợp của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật hoặc không.

  • Thông thường mổ lõm ngực được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng về tim phổi như: Đau ngực, khó thở, nhanh mệt khi gắng sức...Khi có cảm giác tự ti về ngoại hình, gây hạn chế giao tiếp, hòa nhập các hoạt động xã hội. 
  • Ngoài ra, chỉ định phẫu thuật còn dựa vào chỉ số Haller được đo trên hình ảnh chụp CT - scan ngực: Chỉ số Haller là tỷ lệ giữa đường kính ngang của lồng ngực và đường kính trước xương sống đến sau xương ức điểm lõm nhất trên phim cắt lớp vi tính. Bình thường chỉ số này < 2,56 và sẽ có chỉ định phẫu thuật lõm ngực khi chỉ số Haller từ 3,2 trở lên.

Chính vì vậy khi trẻ lõm ngực, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để làm những kiểm tra thăm dò và được nghe bác sĩ nói rõ về tình trạng bệnh. Điều này giúp trẻ có những biện pháp trị liệu lõm ngực kịp thời và tránh được những biến chứng xấu của ca phẫu thuật cũng như biến chứng của lõm ngực.

Lõm ngực không phải một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể gây đến những vấn đề về tim phổi hoặc tâm lý khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của trẻ. Phẫu thuật hiện đang là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, qua bài viết trên nhà thuốc Long Châu hy vọng các vị phụ huynh đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi lõm ngực có phải mổ không và hiểu biết thêm về dị tật này. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin