Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu vận động thường xuyên, bạn sẽ ngăn ngừa được tình trạng sỏi mật, thậm chí giúp bạn sống chung với sỏi và hạn chế các triệu chứng đau. Ngược lại, nếu lười vận động, bạn sẽ có nguy cơ bị sỏi mật nhiều hơn.
Tại sao lười vận động lại gây sỏi mật? Vận động thế nào để ngăn ngừa bệnh này? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Sỏi mật là tình trạng xuất hiện sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Khoảng 80% trường hợp bị sỏi mật chủ yếu xuất phát từ lượng Cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại là các trường hợp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật Bilirubin.
Bệnh sỏi mật có hai tác hại cơ bản. Đầu tiên là sự ứ trệ mật làm cho mật không xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa thức ăn. Nhờ mật, có tới trên 40% chất béo trong thức ăn được tiêu hóa và hấp thu và 100% chất béo được tiêu hóa . Thế nên sự ứ đọng dịch mật làm hệ tiêu hóa không hoạt động tốt.
Về tác động thứ hai, sự tắc nghẽn dịch mật trong lòng ống mật chủ làm ứ mật theo chiều hướng giật lùi. Mật bị ứ lại quá nhiều, gây ứ lại quay trở về vùng đã sản xuất ra nó, làm căng giãn đường mật trong gan và túi mật. Khi tình trạng căng giãn quá mức gây đau dữ dội.
90% bệnh nhân bị sỏi đường mật khi nhập viện là do viêm đường mật, túi mật. Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.
Sau khi điều trị, sỏi mật có thể tái phát. Một khi sỏi vẫn còn trong cơ thể và người bệnh không có sự thay đổi thói quen sống thụ động thì khó điều trị khỏi dứt điểm.
Phổ biến nhất là phụ nữ, người béo phì, phụ nữ sinh đẻ nhiều, dùng thuốc tránh thai kéo dài.
Những người làm văn phòng, lao động trí óc, lười vận động, ít chơi thể thao.
Những người đã bị mổ cắt dạ dày, cắt đoạn ruột.
Những người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là nhiễm giun sán.
Những người ăn uống thất thường, hay ăn khuya, hay ăn nhiều mỡ.
Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi do Cholesterol. Vì Cholesterol là chất dễ kết tinh nhất trong dịch mật nên người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu Cholesterol. Nếu Cholesterol quá nhiều, các Axit mật không đủ sức hòa tan sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Cụ thể, không nên ăn những thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật như tim, gan, óc... Một tuần không nên ăn quá ba quả trứng và không quá một quả tim.
Cần tăng vận động cho đường mật để tống sỏi đi. Các thực phẩm làm tăng vận động mật sẽ làm tăng vận động cơ đường mật và nhu động ruột. Có thể kể đến sữa, gói thuốc bột MgSO4, rau quả... có tác động làm tăng vận động đường mật rõ rệt. Hiệu quả cuối cùng là làm mật đi ra trơn tru và giảm sự lắng đọng. Bạn cũng cần bổ sung nhiều rau quả vào chế độ ăn, tối thiểu 500g rau một ngày. Nếu bạn không thích ăn rau thì cũng nên thay đổi thói quen này để tốt cho sức khỏe.
Chúng ta cần duy trì đủ 3 bữa/ngày dù không có thời gian. Vì mật được tiết ra liên tục, nếu chúng ta ăn đủ 3 bữa/ngày thì sẽ không có cơ hội cho mật lắng đọng. Làm như thế, chúng ta sẽ loại bỏ nguy cơ sỏi mật tái phát. Không nên nhịn ăn sáng để đến quá trưa mới ăn. Điều này gây nhiều tai hại hơn chúng ta tưởng.
Vận động để ngăn ngừa sỏi mật
Nếu bạn không có sỏi mật, tập thể dục cường độ cao có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi và những biến chứng do bệnh sỏi mật gây ra. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tiêu hóa và Gan mật Châu Âu, những người tham gia vào các hoạt động thể dục điều độ với cường độ cao làm giảm 70% nguy cơ phát triển sỏi mật sau 5 năm. Những người tập thể dục với cường độ thấp cũng giúp giảm nguy cơ các triệu chứng cấp tính của sỏi mật.
Tập thể dục có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi mật do làm giảm ứ trệ dịch mật và tiêu hao bớt lượng chất béo tích tụ trong cơ thể, từ đó làm giảm được lượng Cholesterol dư thừa lưu trữ trong túi mật và hạn chế tình trạng lắng đọng kết tụ sỏi.
Vận động rất có hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật tái phát. Quan trọng là cần thực hiện phương pháp vận động phù hợp theo lứa tuổi. Để phù hợp với mọi đối tượng, kể cả người lớn tuổi, chọn các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh là phù hợp. Nếu có thể, để tốt hơn cho hệ tiêu hóa, buổi sáng bạn vận động 30 phút, buổi chiều vận động 30 phút. Tuyệt đối không vận động quá nặng so với tình trạng sức khỏe hiện tại, điều đó có hại hơn có lợi.
Các bệnh lý về sỏi mật, túi mật tương đối phổ biến và thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt túi mật hay dùng thuốc. Mặc dù không thể ngăn ngừa dứt điểm việc hình thành và tái phát sỏi mật sau mổ, nhưng chúng ta có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi và các vấn đề của túi mật bằng cách dành một ít thời gian tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Một nghiên cứu được tiến hành trong một thời gian dài ở cả hai giới nam và nữ bằng cách áp dụng một trong các phương pháp tập thể dục như đi xe đạp, thể dục nhẹ nhàng, bơi lội, đi bộ… với thời lượng 30 phút mỗi ngày và đều đặn 5 ngày trong một tuần. Kết quả cho thấy có thể giảm nguy cơ và sự phát triển của sỏi mật tới 34 %.
Một lý do gây bệnh cần lưu ý đó là tình trạng béo phì. Thừa cân, béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ phát triển sỏi mật. Tuy nhiên việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật và các vấn đề của túi mật bất kể chỉ số khối của cơ thể bạn là bao nhiêu (chỉ số BMI). Trong thực tế mối liên hệ giữa tập thể dục thường xuyên và giảm nguy cơ sỏi mật hay các vấn đề túi mật hoàn toàn không liên quan với các yếu tố khác, trong đó có chỉ số BMI.
Tập thể dục ở mức vừa phải hay nhẹ nhàng và được duy trì đều đặn trong thời gian dài sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, làm giảm Cholesterol và giữ cho máu lưu thông đúng cách, ngăn hình thành sỏi và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên nếu tập thể dục quá sức như chạy đường dài, chạy nhanh, gấp… có thể khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy và đau bụng.
Một số phương pháp tập luyện khác cũng được khuyến khích như thiền, yoga giúp làm giảm căng thẳng.
Vận động khi đã bị sỏi mật
Nếu bạn đã có sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng, việc tập thể dục điều độ giúp bạn sống chung với bệnh sỏi mật, đồng thời phòng ngừa được các triệu chứng đau, đầy trướng, chậm tiêu do viên sỏi gây ra. Riêng những người chưa có sỏi mật, tăng cường vận động giúp dịch mật lưu thông tốt hơn. Hiện nay, nhiều người bị sỏi mật nhưng chưa có những triệu chứng đau nên chủ quan và chưa chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa, đến khi phát bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nặng về gan mật.
Biện pháp hạn chế những triệu chứng cấp tính có thể xảy ra do sỏi mật là bạn cần có chế độ ăn hạn chế calo, ít béo, phối hợp với sử dụng sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát sỏi mật và kết hợp tập luyện những bài tập thể dục phù hợp.
Còn nếu bạn đang có những triệu chứng cấp tính của sỏi mật, chẳng hạn như đau bụng, khó chịu… bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa để biết nên chọn tập bài tập nào với cường độ ra sao, tránh tập luyện quá sức làm tăng những cơn đau của sỏi mật. Hãy lắng nghe cơ thể và tập những bài tập thật nhẹ nhàng cho đến khi các triệu chứng giảm.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.