Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu trữ tế bào gốc là gì? Mục đích và quy trình thu thập tế bào gốc?

Ngày 30/01/2023
Kích thước chữ

Tế bào gốc được cho là một điều kỳ diệu trong y học bảo quản tế bào gốc từ máu và mô dây rốn của trẻ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ và những người thân trong gia đình. Xu hướng lưu trữ tế bào gốc cho con cũng ngày càng tăng, nhiều gia đình đã lựa chọn lưu trữ tế bào gốc của con ngay khi chào đời.

Lưu trữ tế bào gốc từ máu và cuống rốn được coi là “bảo hiểm sinh học trọn đời" vì sức khỏe của trẻ. Tế bào gốc được coi là tế bào đa năng, có thể tự làm mới, nhân lên, biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể như tế bào máu, tế bào mô cơ, xương, gan, thận, thần kinh,... Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề lưu trữ tế bào gốc cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Lưu trữ tế bào gốc là gì?

Với sự phát triển của y học, các chuyên gia, nhà khoa học đã phát hiện trong máu và mô cuống rốn của trẻ sơ sinh có rất nhiều tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Những tế bào gốc này có khả năng tự làm mới, nhân lên và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt để thay thế các tế bào già, yếu hoặc bị bệnh.

Tế bào gốc có thể thay thế tất cả các loại tế bào khác như tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào mô cơ, tế bào xương, tế bào gan, tế bào thận,… Nhờ sự kỳ diệu này mà tế bào gốc có thể được sử dụng để bổ sung, thay thế và sửa chữa các tế bào già cỗi, hư hỏng hoặc bệnh tật.

Các bệnh có thể điều trị bằng tế bào gốc bao gồm ung thư máu, đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), sa sút trí tuệ, viêm xương khớp, bệnh gan, bệnh đa xơ cứng, bại não, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống (SCI), ung thư, rối loạn máu di truyền,…

Quá trình lưu trữ tế bào gốc sẽ giữ lại dây rốn và máu của trẻ sơ sinh. Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn được thu thập, nhân lên và lưu trữ, nếu trẻ hoặc người thân trong gia đình không may mắc bệnh, các tế bào gốc này sẽ được sử dụng trong tương lai để hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo, duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tử vong.

Đặc biệt tế bào gốc từ máu cuống rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh nhanh hơn. Điều này cũng giúp cho việc sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh trở nên khả thi hơn.

Lưu trữ tế bào gốc là gì? Mục đích và quy trình thu thập tế bào gốc? 1

Với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đã phát hiện trong máu và mô cuống rốn của trẻ sơ sinh

Tế bào gốc lưu trữ như thế nào?

Tế bào gốc dây rốn được bảo quản theo công nghệ đông lạnh tế bào. Trước khi các tế bào gốc được đặt vào bình chứa nitơ lỏng để bảo quản lâu dài, sẽ được xử lý bằng chất bảo quản đặc biệt và được đặt trong một máy hạ nhiệt được lập trình sẵn. Thiết bị này làm mát mẫu tế bào gốc theo các chu kỳ được tối ưu hóa cho từng loại tế bào, ngăn tế bào phân hủy và chuyển sang trạng thái ngủ đông cho đến khi cần thì lấy ra và “đánh thức” thông qua quy trình làm tan băng cũng được tối ưu hóa cho từng loại tế bào.

Mỗi mẫu tế bào gốc dây rốn được bảo quản trong bình chứa nitơ lỏng có trang bị thiết bị theo dõi thường xuyên nhiệt độ và lượng nitơ lỏng. Khi nhiệt độ tăng lên hoặc lượng nitơ lỏng giảm xuống, hệ thống sẽ tự động bổ sung thêm nitơ lỏng vào bình chứa khi đạt đến một ngưỡng nhất định để duy trì nhiệt độ lạnh trong bình.

Về lý thuyết, các tế bào được bảo quản ở nhiệt độ lạnh trong nitơ lỏng sẽ được bảo quản lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ngân hàng tế bào gốc trên thế giới đều chấp nhận thời gian lưu giữ tối đa là 25 năm, tức là thời gian đứa trẻ lớn đến khi trưởng thành. 

Quy trình lưu trữ tế bào gốc

Thời điểm tốt nhất để lấy máu dây rốn là giữa lúc sinh nở, sau khi em bé chào đời và dây rốn đã được cắt và kẹp nhưng nhau thai vẫn còn trong cơ thể người mẹ. Kỹ thuật viên sử dụng một cây kim chọc vào tĩnh mạch ở dây rốn để máu chảy vào túi chống đông và việc cố gắng lấy toàn bộ máu từ dây rốn sẽ không gây hại cho sức khỏe của em bé và mẹ.

Máu cuống rốn thu được được xử lý bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và chuyên sâu để phân lập và loại bỏ các thành phần dư thừa như hồng cầu, huyết tương và giữ lại thành phần chính là nhân giàu tế bào gốc. Điều này sẽ giúp khối tế bào gốc được làm sạch và nén chặt hơn để lưu trữ và bảo quản. Ngoài ra, mẫu tế bào gốc sẽ được xét nghiệm để xác định số lượng tế bào gốc, định nhóm máu ABO, Rh(D), phát hiện bệnh truyền nhiễm, bệnh tan máu, đảm bảo đơn vị tế bào gốc và chất lượng.

Lưu trữ tế bào gốc là gì? Mục đích và quy trình thu thập tế bào gốc? 2

Máu cuống rốn thu được được xử lý bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và chuyên sâu để phân lập và nhân tế bào gốc

Một số câu hỏi thường gặp về lưu trữ tế bào gốc

Quy trình lưu trữ tế bào gốc có ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé không?

Không! Kỹ thuật lấy tế bào gốc từ máu và mô dây rốn đơn giản và an toàn, không gây đau đớn cho bé và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thời gian lưu trữ tế bào gốc bao lâu?

Gia đình có thể bảo quản tế bào gốc lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của mẫu máu cuống rốn. Tuy nhiên, thời hạn lưu giữ máu cuống rốn trong hợp đồng dịch vụ được mặc định là 18 năm. Đây là khoảng thời gian một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành. Cho đến lúc đó, đứa trẻ có thể tiếp tục ký kết hợp đồng mới để tiếp tục lưu trữ máu cuống rốn nếu muốn.

Lưu trữ tế bào gốc là gì? Mục đích và quy trình thu thập tế bào gốc? 3

Thời gian lưu trữ tế bào gốc lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của mẫu máu cuống rốn

Cách lấy mẫu tế bào gốc từ máu và mô dây rốn?

Máu và mô dây rốn được thu thập sau khi em bé được sinh ra, dây rốn được kẹp hoặc cắt. Các mẫu máu và mô được đưa đến phòng thí nghiệm tế bào để phân tích. Sau đó sẽ diễn ra quá trình phân lập và nhân tế bào gốc. 

Tóm lại phương pháp lưu trữ tế bào gốc đã mở ra một hướng điều trị khả thi cho y học. Ứng dụng tế bào gốc đem lại nhiều cơ hội trong điều trị các bệnh phức tạp. Việc lưu giữ tế bào gốc từ dây rốn hiện được coi là biện pháp bảo đảm tương lai cho sức khỏe của trẻ, gia đình có được những lựa chọn điều trị tốt hơn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin