Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson có nhiều điểm tương đồng nhưng không hoàn toàn giống nhau. Để biết cách phân biệt và xử lý phù hợp cho hai tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây!
Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson rất khó để chẩn đoán chính xác, nhất là trong giai đoạn đầu khi mà triệu chứng chưa rõ ràng và đặc trưng. Hiểu rõ và nhận diện được hai tình trạng sẽ giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị tối ưu cho người bệnh.
Bệnh Parkinson là tình trạng rối loạn vận động do nguyên nhân chính là sự thiếu hụt dopamine trong tế bào thần kinh. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát cử động và phối hợp cơ bắp của cơ thể. Vì thế, xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào đó mà dopamine sụt giảm đều có thể gây ra bệnh Parkinson.
Bệnh thường tiến triển trong một vài năm cho đến vài chục năm và thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 60 trở lên, nhưng hiện nay bệnh Parkinson cũng có xu hướng trẻ hóa. 5 giai đoạn mà người bệnh Parkinson thường trải qua gồm:
Bệnh hay hội chứng Parkinson đều có triệu chứng run rẩy chân tay, giảm vận động
Bệnh Parkinson còn thường được gọi là bệnh Parkinson vô căn vì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận về nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt dopamine trong não bộ dẫn đến bệnh Parkinson. Một số giả thuyết cho thấy đây là hệ quả của các yếu tố di truyền, môi trường sống (nhiều chất độc hại, ô nhiễm,...).
Trong khi đó, hội chứng Parkinson được chia làm nhiều thể với các nguyên nhân khác nhau gây ra hội chứng này, cụ thể bao gồm:
Hội chứng Parkinson mạch máu: Đây được gọi là một dạng Parkinson không điển hình và dễ nhận biết nhất, xảy ra khi xuất hiện cục máu đông trong não gây ra những cơn đột quỵ nhẹ làm người bệnh mất khả năng vận động, khó nói, khó nuốt, rối loạn nhận thức,...
Sa sút trí tuệ thể Lewy: Là một dạng hội chứng Parkinson đặc trưng bởi sự xuất hiện sớm của triệu chứng mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ,...
Liệt trên nhân tiến triển: Đây là hội chứng Parkinson không có biểu hiện run tay chân khi nghỉ điển hình nhưng tay chân thường cứng đờ, chậm chạp và bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc Levodopa.
Thoái hóa hạch nền - vỏ não: Đây là thể Parkinson hiếm gặp nhất, thường khiến người bệnh bị mất chức năng ở một bên cơ thể, chân tay phát triển mất cân đối, hạn chế ngôn ngữ và lời nói.
Thoái hóa đa hệ thống: Những bệnh nhân thuộc hội chứng Parkinson này thường gặp vấn đề về phối hợp động tác. Một số biểu hiện điển hình gồm: Rối loạn tiểu tiện, tụt huyết áp, đàn ông bị rối loạn cương dương.
Hội chứng Parkinson do thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị loạn thần, chống nôn, kháng động kinh,... có thể gây mất kiểm soát vận động tương tự như bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.
Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau
Nhiều người nhầm lẫn nhưng thực chất bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson là khác nhau. Hội chứng Parkinson là một thuật ngữ y khoa để chỉ những người có biểu hiện giống như bệnh Parkinson. Nhưng cũng vì thế mà cả bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson đều khó được chẩn đoán chính xác ở giai đoạn sớm bởi chúng đều có các biểu hiện rối loạn tương tự nhau, chẳng hạn như: cứng đờ, run rẩy tay chân, vận động chậm,...
Thêm vào đó khi bác sĩ quan sát trên vùng hạch nền của não bộ, bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson cũng đều biểu hiện liên quan đến sự mất mát tế bào thần kinh ở khu vực này. Tuy nhiên, khác biệt là ở hội chứng Parkinson thì sự mất mát này ảnh hưởng sâu và rộng hơn.
Sự khác biệt này được cho là xuất phát từ nguyên nhân gây hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson là đặc trưng bởi sự thiếu hụt dopamine. Trong khi đó, hội chứng Parkinson là sự mất cân bằng giữa chất dẫn truyền thần kinh dopamine và chất ức chế dẫn truyền thần kinh acetylcholine liên quan đến tổn thương não.
Như đã nói, ở giai đoạn sớm rất khó để phân biệt hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson vì chúng có nhiều biểu hiện giống nhau. Thường thì đến khi các triệu chứng rối loạn vận động chuyển sang giai đoạn tiến triển nặng hơn mới chẩn đoán chính xác. Cần có sự hiểu biết và biện pháp phòng bệnh Parkinson từ sớm để tránh bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa não-thần kinh thường dựa trên tiền sử bệnh của bệnh nhân kết hợp với một số kết quả kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán phân biệt.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh Parkinson, hãy đến gặp bác sĩ khoa não - thần kinh sớm để được chẩn đoán và điều trị
Một số phương pháp kiểm tra cụ thể bao gồm:
Kiểm tra khả năng vận động. Bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác tay chân như giơ tay chân lên trên xuống thấp, đi lại, ngồi xuống đứng lên để quan sát. Thường nếu là bệnh nhân Parkinson thì ít nhất phải có hai triệu chứng bất thường về vận động là run tay chân khi nghỉ ngơi, dáng đi xiêu vẹo hoặc cứng đơ người, khó khăn khi vận động. Ngày nay, người bệnh Parkinson có thể điều trị theo y học cổ truyền dưới sự tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.
Chụp MRI não: Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với việc chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson thì nó cho thấy được sự phân bố bất thường của nồng độ dopamine trong não (nếu có).
Chẩn đoán phân biệt bằng cách thử thuốc Levodopa: Levodopa là tiền thân của dopamine nên thường được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson nhằm thay thế cho dopamine tự nhiên trong não. Vì thế, người bệnh Parkinson thường cho đáp ứng rất tốt với thuốc khi điều trị ở giai đoạn đầu nhưng với hội chứng Parkinson, thuốc gần như không thể giúp ích để cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson, hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai tình trạng sức khỏe dễ nhầm lẫn này và có cách xử trí phù hợp với chúng nhé!
Xem thêm: Liệu bệnh Parkinson có di truyền không?
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.