Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh mạn tính đường hô hấp rất phổ biến hiện, là hiện tượng tắc nghẽn luồng khí trong đường hô hấp. Trong đó, suy tim là một trong những biến chứng thường đi kèm nhất với những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không, làm thế nào để phát hiện ra bệnh? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để tìm câu trả lời cho mình nhé. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn được gọi với tên viết tắt là COPD. Đây là tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp mạn tính với chức năng thông thoáng đường khí ở phổi. Khi bệnh nhân mắc bệnh này sẽ cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp đi và dẫn đến suy hô hấp.

Tắc nghẽn phổi mạn tính là tình trạng bệnh rất phổ biến, chính tỷ trọng cao trong lĩnh vực điều trị bệnh về đường hô hấp. 

COPD được chia làm 2 dạng, bao gồm:

  • Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc trong ống phế quản bị viêm, lớp lót của các ống phế quản bị sưng và chứa dịch nhầy. Chính các chất nhầy này cũng là nguyên nhân gây đường thở bị hẹp đi so với bình thường.
  • Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khí phế thũng gây ra tình trạng khó thở do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày, khiến túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên được phát hiện sớm và điều trị để tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau. 

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp 1

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm 2 dạng là viêm phế quản và khí phế thũng

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp

Triệu chứng của COPD thường không rõ ràng và khiến bạn dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Các triệu chứng thường rõ rệt nhất khi bệnh đã biến chứng nguy hiểm và chuyển qua giai đoạn nặng. Tổn thương của bệnh này thường tập trung ở nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi. 

Một số triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp đó là:

  • Khó thở, nhất là khi hoạt động và tập thể dục nặng.
  • Thở khò khè, tức ngực, đi kèm với triệu chứng ho có đờm kéo dài không khỏi.
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Ở mắt cá chân, lòng bàn chân bị sưng phù.
  • Có triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh.

Những người bị bệnh có thể sẽ trải qua các trường hợp nặng hơn phải nhập viện, thở máy, điều trị kháng sinh, corticoid,... hệ hô hấp hoạt động kém hiệu quả, bị giảm tuổi thọ.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, các bệnh nhân không nên chủ quan vì nó sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn và xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. 

Ban đầu, biểu hiện khó thở chỉ diễn ra khi hoạt động quá sức, tuy nhiên càng về sau, biểu hiện khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, và đến một giai đoạn bạn đang nghỉ ngơi cũng cảm thấy khó thở. 

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp 2

Khó thở khi hoạt động mạnh là triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến các sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, nếu nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng. 

Tràn khí màng phổi

Người bệnh khi rơi giai đoạn nặng sẽ có tình trạng tắc nghẽn đường thở, dẫn đến lượng khí hít vào phế nang không thở ra hết được, khi đó, lượng khí tích tụ sẽ tăng lên làm cho phế quản bị căng giãn và mỏng dần đi, lâu ngày sẽ bị vỡ vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi. Tính mạng người bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục.

Bệnh tim

Ở giai đoạn nặng, không khí lưu thông ra vào phổi bị cản trở, không được thay mới thường xuyên. Bên cạnh đó, khi các túi khí của phổi bị phá hủy, làm cản trở sự trao đổi khí, dẫn đến nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích tụ nhiều khí CO2. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Không những vậy, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng giãn và thậm chí là suy tim.

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp 3

Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính để lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim

Giảm tuổi thọ

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở mức độ nhẹ, thời gian sống thọ cũng thấp hơn so với người bình thường, cho nên những người mắc bệnh càng nặng thì thời gian sống càng ngắn hơn nữa. Hầu hết các bệnh nhân đều được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc rất nặng. Chỉ khoảng 70% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% rất nặng sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh. 

Theo số liệu thống kê, khoảng 30% bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). 

Tăng áp lực động mạch phổi

Phế nang giãn nhiều khiến cho các mao mạch phổi bị chèn ép. Thêm vào đó tình trạng không được cung cấp đủ oxy thường xuyên cũng chính là nguyên nhân khiến cho các tiểu động mạch bị co thắt và tăng áp lực động mạch phổi. Tăng áp lực động mạch phổi sẽ làm cho bệnh nhân bị khó thở nhiều hơn và diễn tiến của bệnh cũng trở lên nặng hơn.

Biến chứng thần kinh

Bệnh này sẽ gây ra tình trạng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn ý thức nguyên nhân là do thiếu oxy và tăng CO2 trong máu. Cũng có rất nhiều trường hợp do lượng CO2 tăng lên quá cao khiến cho bệnh nhân bị hôn mê dẫn đến giảm và mất khả năng làm việc trí óc.

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp 4

Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính gây ra các chứng khó ngủ

Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, các chuyên gia hô hấp khuyến cáo người bệnh khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường phải đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị bệnh và kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm