Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu ý sơ cấp cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà

Ngày 24/04/2022
Kích thước chữ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có hơn 5 triệu người bị rắn cắn, với số người tử vong có thể lên đến 100.000 người. Vì thế biết cách sơ cứu vết thương khi bị rắn cắn là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy hiểm và gia tăng tỷ lệ sống sốt khi bị rắn độc cắn.

Vào đầu hè khi mùa mưa đến, số bệnh nhân nhập viện do bị rắn độc cắn gia tăng. Để hạn chế nguy hiểm từ việc này, hãy cùng tìm hiểu cách sơ cứu người bị rắn cắn qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu khi bị rắn độc cắn

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà 1 Rắn độc cắn thường để lại hai dấu răng nanh

Để có cách sơ cứu khi bị rắn cắn hiệu quả, bạn cần biết loài rắn đã cắn thuộc loại rắn độc hay không độc. Một điều may mắn là trong số 3.500 loài rắn có mặt trên hành tinh này, thì chỉ có 600 loài có nọc độc, và chỉ vài loại trong số đó có nọc độc giết người ngay lập tức. Một số loài rắn độc thường thấy nhất ở nước ta như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn chuông, rắn lục đuôi đỏ,...

Nhận biết những dấu hiệu khi bị rắn độc cắn

  • Vết cắn bị nhiễm khuẩn, sưng đỏ, sốt, có mủ hoặc sạm đen do nọc độc tấn công nhanh.
  • Vùng da xung quanh vết cắn đau âm ỉ, nổi đỏ và sưng lên nhanh chóng.
  • Tay chân bủn rủn, co giật, khó giữ thăng bằng.
  • Với những loài rắn độc thuộc họ rắn hổ, ngay sau khi bị cắn người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng tê liệt toàn thân như nói khó, mờ mắt, khó thở, loạn nhịp tim… có thể tử vong nhanh do hệ hô hấp và tuần hoàn bị tắt nghẽn.

Khi nạn nhân xuất hiện những dấu hiệu ngộ độc nọc rắn, nếu không áp dụng phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể sốc tâm lý, chất độc di chuyển đến tim, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế việc nhận biết dấu hiệu trúng độc và biết cách sơ cứu rắn cắn là kiến thức vô cùng cần thiết với mỗi người. 

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà

Nếu phát hiện vết cắn do rắn độc, bạn nên lập tức sơ cấp cứu khi bị rắn cắn để giảm thiểu nguy hiểm cho nạn nhân. Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị rắn cắn, bạn chỉ cần áp dụng đúng 4 bước sau đây:

Đừng hoảng sợ, hãy theo dõi tình trạng của bệnh nhân bị rắn cắn

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà 2 Rửa sạch vết thương là cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà

Để sơ cứu khi rắn cắn hiệu quả, ngay cả bạn và nạn nhân đều cần giữ bình tĩnh. Quá lo lắng có thể khiến việc sơ cứu gặp sai lầm, còn nạn nhân quá hoảng loạn thì sẽ khiến tim đập nhanh và nọc độc lan ra nhanh hơn.

Đầu tiên, hãy cố gắng thu thập tất cả manh mối về con rắn cắn nạn nhân. Nhận dạng bằng mắt những đặc điểm như màu sắc, hình dạng, hoặc chụp hình, quay phim, giữ lại xác con rắn để giao cho bác sĩ.

Không để nạn nhân hoạt động mạnh

Nếu bệnh nhân vẫn tĩnh táo thì nên khuyên bệnh nhân ngồi yên một chỗ, không nên vận động mạnh vì có thể khiến nọc độc phát tán nhanh hơn.

Nếu bệnh nhân bất tỉnh, thì hãy đặt bệnh nhân nằm ở nơi bằng phẳng, vị trí vết cắn thấp hơn tim. Trong trường hợp bệnh nhân khó thở thì hãy hô hấp nhân tạo.

Khi cần di chuyển hãy cố gắng cố định vị trí bị cắn, hoặc tốt nhất là nằm trên băng cán.

Vệ sinh sát trùng vết cắn

Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước ấm để rửa sạch bớt độc tố. Sau đó lau khô và dùng băng dán cá nhân để dán lên vết thương. Nếu vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên chóng cởi ra để tránh tình trạng sưng nề có thể diễn ra sau đó.

Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách tại nhà 3 Đưa nạn nhân bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời

Dù vết rắn cắn có độc hay không thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đặc biệt là khi chắc chắn bệnh nhân bị rắn độc cắn thì nên đưa đến bệnh viện. Việc sử dụng huyết thanh kháng độc kịp thời sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ở bên cạnh xem cách sơ cứu khi bị rắn cắn của bác sĩ cũng sẽ giúp bạn rút thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Đối với những người phải làm việc hoặc sinh sống ở những nơi có nhiều rắn rết, côn trùng độc hại thì nên xem thêm những clip hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn cắn trên youtube để hiểu rõ hơn về các quy trình. Hãy luôn nhớ rằng sơ cứu bị rắn độc cắn là bước quan trọng hàng đầu quyết định sự sống của nạn nhân.

Tuy nhiên nếu bạn không biết làm gì để sơ cứu khi bị rắn cắn thì nên để bệnh nhân được nghỉ ngơi, để vùng bị rắn cắn thấp hơn so với đường máu lưu thông (thấp hơn tim). Sau đó kiên nhẫn đợi đội ngũ y tế đến cấp cứu, không nên vì quá lo lắng và áp dụng những cách sơ cứu khi rắn cắn sai cách. Điều này không chỉ khiến việc sơ cứu vô ích mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Việc sơ cứu và cấp cứu tốt nhất cho bệnh nhân bị rắn độc cắn tốt nhất là trong 4 giờ đầu. Đối với những loại rắn có nọc độc nhẹ thì trong vòng 24 tiếng vẫn có hiệu quả. Bài viết giới thiệu các điểm cần lưu ý sơ cấp cứu khi bị rắn cắn đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà. Hãy tìm hiểu và ghi nhớ để giúp đỡ những người xung quanh nhé.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sơ cứu