Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kẹo cao su không đường nhưng ăn vẫn ngọt như có đường. Vị ngọt của kẹo đến từ đâu? Cùng tìm hiểu lý do vì sao kẹo cao su không đường nhưng khi nhai lại tiết ra vị ngọt nhé!
Kẹo cao su không đường thơm ngon, có lợi cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Mặc dù không chứa đường nhưng khi ăn kẹo vẫn thấy ngọt ngào như vị của đường. Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao kẹo cao su không đường ăn vẫn ngọt? Chất tạo ngọt cho kẹo cao su là gì? Những bí ẩn về kẹo cao su không đường sẽ được bật mí trong bài viết này.
Kẹo cao su còn gọi là kẹo gum hoặc singum, được làm từ chất polymer trên nền dầu mỏ. Kẹo mềm, dai, chỉ để nhai chứ không nuốt. Hiện nay, kẹo cao su được chia thành 3 nhóm dựa theo đặc tính sản phẩm.
Thịnh hành nhất hiện nay là các loại kẹo cao su không đường. Bên ngoài bao bì ghi “không đường” nhưng ăn vẫn ngọt. Điều này khiến mọi người thắc mắc kẹo cao su không đường sao vẫn ngọt. Sự thật thì vị ngọt của kẹo được làm từ chất tạo ngọt thay thế đường. Tức là khi ăn vẫn có cảm giác ngọt nhưng không phải là đường. Ngoài vị ngọt, kẹo còn có hương thơm hấp dẫn của hương liệu.
Những loại kẹo cao su không đường phổ biến nhất có thể kể đến như: Kẹo gum Xylitol, Extra, Cool Air, Doublemint, Juicy Fruit. Hương vị của kẹo cao su cũng rất đa dạng, được yêu thích nhất là hương bạc hà, dâu tây, việt quất, nho, cam… Bạn dễ dàng tìm mua kẹo ở cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc các hiệu thuốc.
Nhiều người băn khoăn không biết chất tạo ngọt trong kẹo cao su này là gì, có phải chất hóa học không? Bạn có thể yên tâm sử dụng kẹo cao su không đường thường xuyên. Chất tạo ngọt trong kẹo có nguồn gốc thực vật, được gọi là Xylitol rất an toàn cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu Xylitol là gì nhé!
Xylitol là một loại alcohol sugar - rượu đường tự nhiên. Các phân tử hóa học trong rượu đường tạo cảm giác ngọt ngào khi ăn vào. Đó là cơ sở để giải thích cho việc ăn kẹo cao su không đường sao vẫn ngọt. Xylitol được tìm thấy ở nhiều loài thực vật như sợi trái cây, rau, yến mạch, cây nấm, quả mọng nước. Chất làm ngọt này cũng có thể chiết xuất từ gỗ bạch dương, sồi xanh, bu-lô.
Hàm lượng calo trong Xylitol thấp hơn rất nhiều so với đường thông thường. Mỗi một gram Xylitol chỉ có khoảng 2,4 calo. Trong Xylitol cũng không chứa protein hay khoảng chất, vitamin nào. Chất tạo ngọt Xylitol không đủ khả năng làm tăng insulin trong máu, không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Mặc dù có tính rượu nhưng ăn kẹo cao su chứa Xylitol không hề bị say.
Vì không hấp thụ được Xylitol nên các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị bỏ đói. Xylitol không thể chuyển hóa thành axit gây sâu răng. Thói quen ăn kẹo cao su Xylitol giúp giảm tới 75% số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, giảm tới 85% nguy cơ sâu răng. Nước bọt tạo ra trong quá trình nhai kẹo giúp làm ẩm nướu, hương liệu của kẹo mang tới hơi thở thơm mát.
Tai - mũi - họng có mối liên kết mật thiết với nhau, vi khuẩn ở họng có thể di chuyển lên tai gây nhiễm trùng. Rượu đường Xylitol ức chế quá trình sống của vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng, bao gồm vi khuẩn gây bệnh về tai. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm tai giữa. Những người có tiền sử nhiễm trùng tai sẽ giảm tình trạng tái phát bệnh nếu thường xuyên ăn kẹo Xylitol.
Vị của Xylitol ngọt như đường nhưng thân thiện với người béo phì, người cần giảm cân. Lượng calo trong mỗi viên Xylitol không đáng kể, mỗi ngày ăn 2 - 3 viên kẹo không khiến bạn mập lên mà còn giúp giảm cân hiệu quả. Bạn sẽ ít có cảm giác thèm ăn, ăn ít thức ăn hơn vì Xylitol đã tạo cảm giác no lâu. Nghiên cứu chuột thí nghiệm dùng Xylitol cũng cho thấy hiệu quả giảm mỡ bụng.
Ngoài 3 tác dụng nổi bật kể trên, nhai kẹo cao su không đường còn giúp giảm căng thẳng, tăng sự tập trung. Những viên kẹo cao su bé nhỏ rất hữu ích để bạn lấy lại tinh thần khi học tập, làm việc. Bạn yên tâm dùng kẹo mà không còn lăn tăn kẹo cao su không đường sao vẫn ngọt nhé!
Chất ngọt trong kẹo cao su đến từ thực vật, vậy ăn nhiều có sao không? Theo nghiên cứu, một người tiêu thụ khoảng 1,5kg Xylitol/tháng, mỗi ngày tối đa 400g Xylitol không hề có ảnh hưởng tiêu cực nào. Một viên kẹo cao su không đường chứa khoảng 1g Xylitol. Bạn có thể thoải mái sử kẹo Xylitol mỗi ngày. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến nghị không quá 24 viên mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý là không nên ăn kẹo khi đói. Những ai mắc vấn đề về rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn nhiều. Dung nạp quá nhiều rượu đường có thể khiến đường ruột bị quá tải, đầy hơi và tiêu chảy. Xylitol rất độc đối với chó. Cơ thể của chó sẽ nhầm Xylitol thành glucose và hấp thụ rất nhanh. Insulin được sản xuất nhanh chóng khiến chúng hạ đường huyết, thậm chí bị chết.
Bài viết đã giải đáp kẹo cao su không đường sao vẫn ngọt. Chất tạo ngọt Xylitol hoàn toàn có lợi cho sức khỏe, là sự thay thế tuyệt vời cho đường thường. Bạn nhai kẹo cao su Xylitol mỗi ngày để răng miệng thơm tho, chắc khỏe và thư giãn tinh thần nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...