Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định

Ngày 15/07/2021
Kích thước chữ

Tình trạng huyết áp không ổn định là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,... Làm thế nào để chúng ta biết được mình có bị huyết áp lên xuống thất thường hay không? Cách điều trị như thế nào?

Huyết áp thường xuyên thay đổi lên cao hoặc xuống thấp đột một cách ngột sẽ là tiền đề dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù có nhiều người bệnh vẫn duy trì uống thuốc trị huyết áp đều đặn nhưng các chỉ số vẫn có thể lên xuống thất thường. Vậy huyết áp thay đổi như thế nào được xem là không ổn định? Nguyên nhân dẫn đến huyết áp không ổn định là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.

Sự thay đổi của huyết áp trong cơ thể

Áp lực của các mạch máu tác động lên thành động mạch được gọi là huyết áp. Ở vị trí động mạch chủ, chỉ số huyết áp sẽ ở mức cao nhất. Vị trí càng xa động mạch chủ thì chỉ số huyết áp sẽ càng giảm. Huyết áp thấp nhất sẽ ở tại tĩnh mạch chủ. Vì sao lại có sự thay đổi như vậy? Các chuyên gia y tế giải thích rằng, thể tích máu ở trong lòng mạch càng nhiều thì sẽ có lực tác động lên động mạch càng lớn. Lúc này huyết áp sẽ tăng cao. Còn ở các vị trí xa động mạch chủ và gần tĩnh mạch chủ, lượng máu ít nên sự tác động không lớn, huyết áp sẽ giảm.

Ngoài ra, diện tích của mạch máu càng nhỏ thì huyết áp sẽ càng cao. Chính vì thế, khi mạch dãn lại, diện tích lòng mạch tăng, áp lực máu tác động lên thành mạch ít nên huyết áp sẽ thấp. Ngược lại, khi mạch co lại, diện tích nhỏ đi, áp lực tác động tăng lên dẫn đến huyết áp sẽ tăng. Dựa vào cơ chế này mà các chuyên gia nghiên cứu y khoa đã bào chế ra các thuốc điều trị và kiểm soát huyết áp.

Làm thế nào biết được tình trạng huyết áp không ổn định?

Khi nào mới có thể đánh giá được huyết áp của bạn không ổn định? Tình trạng huyết áp lên xuống thất thường từ chỉ số thấp nhảy lên chỉ số cao hoặc ngược lại đó chính là dấu hiệu của huyết áp không ổn định. Tình trạng này không chỉ diễn ra đột ngột mà có thể thường xuyên trong một thời gian dài. Thực thế thì huyết áp của một người bình thường sẽ thay đổi theo từng giờ, thế nhưng chỉ số cao - thấp chênh lệch không quá nhiều. Vì thế khi huyết áp tăng cao hoặc xuống thấp hơn bình thường nhiều thì bạn nên chú ý để tránh nguy hiểm.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định 1Khi huyết áp tăng vọt hoặc xuống thấp đột ngột là dấu hiệu của huyết áp không ổn định.

Nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến huyết áp thay đổi tăng cao hoặc xuống thấp. Trong đó có thể kể đến các lý do thường gặp như sau:

  • Tâm lý không ổn định: Cảm xúc và tâm lý sẽ tác động ít nhiều đến sự thay đổi của huyết áp. Khi bạn stress, lo lắng, hoặc căng thẳng tột độ là nguyên nhân khiến huyết áp đột ngột tăng cao hoặc xuống thấp nhanh chóng.
  • Lạm dụng nhiều chất kích thích, thức uống có cồn.
  • Môi trường sống thay đổi đột ngột hoặc thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, nằm sang đứng đột ngột.
  • Hậu quả của việc dùng thuốc điều trị huyết áp sai cách, sử dụng Corticoid hoặc do các tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác.
  • Huyết áp thấp hoặc tăng thất thường còn là biểu hiện của các triệu chứng hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh như sốt cao, rối loạn thần kinh, suy tim,...
Nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định có thể đến từ tâm lý của người bệnhNguyên nhân khiến huyết áp không ổn định có thể đến từ tâm lý của người bệnh. 

Biểu hiện nhận biết huyết áp không ổn định

Rất khó để bạn có thể phát hiện được huyết áp của mình có ổn định hay không nếu không dùng máy đo huyết áp tự động. Bởi lẽ các dấu hiệu nhận biết của bệnh này giống với nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dưới đây, thì bạn nên chú ý và đi khám huyết áp:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Thường xuyên bị choáng và ù tai.
  • Tim đập nhanh, mặt đỏ, rối loạn nhịp tim hoặc đổ mồ hôi.

Tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài càng lâu sẽ càng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn sẽ dễ mắc các bệnh như rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch,...Từ đó tăng cao khả năng bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ, tử vong.

Cách điều trị huyết áp không ổn định

Xây dựng khẩu phần ăn khoa học là việc đầu tiên bạn cần làm trong quá trình điều trị tình trạng huyết áp không ổn định. Bên cạnh đó, cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và uống thuốc trị bệnh huyết áp đều đặn theo dặn dò của bác sĩ. Bạn nên giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, hạn chế sử dụng chất có cồn và chất kích thích. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà. Để biết được chỉ số huyết áp hiện tại của mình là như thế nào, bạn có thể tự đo bằng máy đo huyết áp tự động. Một trong những thiết bị y tế được nhiều gia đình sử dụng hiện nay để hỗ trợ đo huyết áp chính là máy đo huyết áp cổ tay Microlife W3 Comfort. 

Cách điều trị huyết áp không ổn địnhMáy đo huyết áp cổ tay Microlife W3 Comfort có kiểu dáng nhỏ gọn, thiết kế hiện đại.

Máy đo huyết áp cổ tay Microlife W3 Comfort cho kết quả đo trong thời gian ngắn và chính xác nhất nhờ vào công nghệ IMT. Đây là công nghệ đo hiện đại, được cải tiến từ thiết bị đo huyết áp truyền thống. Sản phẩm đến từ thương hiệu Thụy Sĩ, đạt chứng nhận chất lượng của các tổ chức y tế thế giới như BHS, EHS, Gütesiegel, FDA,...Máy còn được tích hợp công nghệ PAD, cho phép phát hiện và cảnh báo rối loạn nhịp tim, giúp phòng ngừa bệnh về tim mạch. Sử dụng máy đo huyết áp là cách để nhận biết tình trạng huyết áp không ổn định để có cách điều trị phù hợp.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin