Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?" là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết này để mẹ có thể yên tâm hơn nhé!
Việc theo dõi các chuyển động của thai nhi trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Bởi không đơn thuần chỉ là những chuyển động thông thường cho biết bé đang phát triển khỏe mạnh mà còn là cách để bé gửi gắm thông điệp cảm xúc với mẹ.
Tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn cảm thấy lo lắng việc thai nhi đạp nhiều khi nằm ngửa. Vậy tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? Thai nhi đạp nhiều có sao không?
Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, trước tiên cần phải hiểu được khoảng thời gian mà mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động này của bé. Thông thường, vào khoảng tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ, bé đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do lúc này thai còn khá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận được.
Khi bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của bé như vặn mình, xoay người, đạp… Một số trường hợp, mẹ bầu cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn khi nằm ngửa. Nguyên nhân có thể do một trong những yếu tố sau:
Những cử động như đạp, vặn mình với tần suất liên tục cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh trong tử cung của mẹ và khá hiếu động. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm nhận được sự rung nhẹ trong bụng khi bé di chuyển tay, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
Những cú đạp này cũng là một cách để bé đáp lại khi cảm nhận được các thay đổi trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như:
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có thể cảm nhận rõ ràng hơn giấc ngủ. Lúc này, bé sẽ thực hiện các cử động để "nói" với mẹ rằng mình vẫn còn thức.
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? Nguyên nhân có thể là do mẹ và bé đang đói. Khi mẹ đói, bé cũng cảm nhận được và đáp lại bằng cách đáp ứng giống như đang đòi ăn. Việc duy trì khẩu phần ăn đủ vitamin và khoáng chất, không để đói quá lâu là quan trọng trong thai kỳ.
Mặc dù còn ở trong bụng mẹ nhưng bé vẫn có khả năng nhận diện được giọng nói của bố mẹ và phản ứng khi nghe tiếng của họ. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ có thể "nói chuyện" giao tiếp với con nhiều hơn. Hoặc có thể cho con nghe những bài nhạc nhẹ nhàng và thực hiện thai giáo để giúp bé phát triển thính giác.
Hiện tượng thai nhi đạp nhiều trong bụng mẹ khi nằm ngửa và đạp nhiều hơn về tháng cuối của thai kỳ thì có thể là do không gian bên trong tử cung trở nên chật hơn. Điều này khiến bé có cử động mạnh để tìm vị trí thoải mái hơn.
Những cử động mạnh mẽ của bé trong bụng mẹ là một phần tự nhiên của quá trình thai kỳ và thể hiện đặc điểm các giai đoạn phát triển của thai nhi. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ tạo sự kết nối với con trước khi bé ra đời.
Ngoài việc tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều thì vấn đề thai nhi đạp nhiều có sao không cũng được các mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia sản khoa, việc thai nhi đạp nhiều là một dấu hiệu tích cực cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bé cần vận động để các bộ phận của cơ thể bé phát triển đúng cách. Việc thai nhi ít đạp hoặc không đạp có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe thai kỳ.
Mẹ bầu cần hiểu rằng mỗi thai kỳ và mỗi bé đều có nhịp độ chuyển động hay thai máy khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khiến bé đạp nhiều hơn bình thường, như sau:
Trong các trường hợp này, thai phụ không cần quá lo lắng vì đây là những biểu hiện bình thường của sự phát triển thai nhi. Bé đạp nhiều cũng có thể xuất phát từ việc không gian trong tử cung dần trở nên chật hơn do bé lớn lên, làm cho mọi cử động của bé trở nên rõ ràng hơn.
Để giúp bé phát triển trí não và có khả năng phản xạ tốt, mẹ có thể thử thực hiện một cách nhẹ nhàng và an toàn như:
Tuy nhiên, mỗi thai nhi có tính cách và phản xạ riêng, nên không phải lúc nào cũng sẽ có phản ứng. Hãy luôn thực hiện mọi thứ một cách nhẹ nhàng và tôn trọng sự thoải mái của bé. Nếu mẹ có bất kỳ lo lắng nào về tần suất chuyển động của bé, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia sản khoa để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe của thai kỳ.
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, đồng thời, biết cách chọc thai nhi đạp để giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.