Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

Ngày 03/06/2022
Kích thước chữ

Thoái hóa điểm vàng là một căn bệnh về mắt tuy không đem lại cảm giác đau đớn cho người bệnh nhưng lại cản trở nhịp sống sinh hoạt thường ngày của họ. Vì vậy người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra mắt để phát hiện và chữa bệnh kịp thời các bệnh lý nếu có.

Khi bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, thị giác của người bệnh sẽ có dấu hiệu suy giảm làm cho mắt không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Tuy căn bệnh này không làm cho người bệnh cảm thấy đau và khó chịu nhưng bệnh rất khó hồi phục và cần được phải chữa trị càng sớm càng tốt. Vậy bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé. 

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Điểm vàng, hay còn có tên gọi khác là hoàng điểm của mắt - một bộ phận nằm sâu ở bên trong vùng trung tâm võng mạc. Đây được coi là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc do là nơi tập trung của hàng triệu tế bào cảm quan, có chức năng quan trọng trong việc tiếp nhận hình ảnh, giúp mắt nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh. 

Mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? 1

Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh làm suy giảm thị lực ở người bệnh

Ngoài ra, căn bệnh có tên gọi là thoái hóa điểm vàng bởi vì sự biến chất của các tế bào điểm vàng, làm mắt mất đi khả năng nhìn cụ thể ở vùng trung tâm thị giác làm cho thị giác suy giảm, hình ảnh được nhìn thấy cũng trở nên mờ ảo, méo mó và biến dạng. Tuy nhiên, thoái hóa điểm vàng sẽ không gây làm cho người bệnh mù hoàn toàn mà chỉ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn xung quanh của người bệnh như khả năng phân biệt màu sắc, đọc, lái xe,... bị suy giảm nghiêm trọng. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa điểm vàng

Ở giai đoạn sớm

Ở giai đoạn đầu, tình trạng của bệnh thoái hóa điểm vàng diễn ra rất chậm làm cho người bệnh rất khó để nhận biết được mình đã mắc bệnh hay chưa. Một số triệu chứng mắc bệnh phổ biến như: 

  • Không thể đọc báo, sách do nhìn chữ bị nhòe.
  • Không nhìn rõ gương mặt của người đối diện.
  • Khó phân biệt được màu sắc.
  • Thị lực trung tâm giảm dần ở một bên mắt hoặc cả hai.
  • Cần phải nhìn gần sự vật mới nhìn rõ được.
  • Khi đọc báo, sách cần đọc trong điều kiện ánh sáng tốt.
  • Nhìn sự vật bị biến dạng, méo mó.
  • Gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? 2

Người bệnh không thể đọc hay nhìn rõ sự vật nếu như không nhìn gần hoặc không đeo kính

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như đến các cơ sở bệnh viện và gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Vì vậy, hãy thường xuyên đi khám mắt định kỳ để bệnh được phát hiện sớm cũng như bảo vệ cho đôi mắt của bạn.

Ở giai đoạn muộn

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn muộn thì lúc này, dấu hiệu của bệnh đã trở nên rõ ràng hơn như:

  • Thị lực bị suy giảm nhanh chóng.
  • Mất khả năng nhận biết màu sắc.
  • Nhận thấy luôn có một điểm trống hoặc tối ở ngay giữa tầm nhìn của mình.
  • Nhìn sự vật nào cũng thấy bị biến dạng.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng?

Những người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Theo như nghiên cứu cho thấy có khoảng 10-12% những người có độ tuổi 65 trở lên mắc bệnh, còn trên 75 tuổi chiếm 30%.

Bên cạnh đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới. Những phụ nữ bị mãn kinh sớm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? 3

Người già là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng cao nhất

Một số đối tượng khác cũng dễ mắc bệnh như:

  • Chủng tộc: Những người có da màu sáng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có da màu tối.
  • Hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh nếu như trong gia đình đã từng có người thân mắc bệnh.
  • Béo phì: Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh béo phì và thoái hóa điểm vàng có mối liên kết với nhau. Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng dạng ướt.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Nếu như người bệnh phải thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời thì nên có những biện pháp phòng tránh và bảo vệ mắt khỏi tia cực tím độc hại.
  • Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,... là yếu tố làm cho bệnh thoái hóa điểm vàng trở nên nghiêm trọng.

Thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh không đem lại cho người bệnh cảm giác đau đớn nhưng khi bệnh đang ở giai đoạn muộn thì sẽ làm suy giảm đến thị giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thị giác một khi đã suy giảm thì rất có thể phục hồi lại được như ban đầu, người bệnh chỉ có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh với mục đích làm suy giảm sự phát triển của bệnh.

Tuy nhiên, bệnh thoái hóa điểm vàng vẫn có thể hoàn toàn chữa được nếu như người bệnh thực hiện một số biện pháp như ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều cá, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu omega, ăn nhiều rau xanh, trái cây hoa quả tươi, các thực phẩm giàu vitamin, giàu khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? 4

Bổ sung cho cơ thể những loại thực phầm giàu vitamin và chất dinh dưỡng để bảo vệ mắt

Ngoài ra, khi đi ra ngoài nắng thì người bệnh nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Đồng thời nên thay đổi thói quen sinh hoạt dùng các thiết bị điện tử để thị lực mắt không bị suy giảm. Nếu như thấy tình trạng bệnh ngày càng có dấu hiệu chuyển biến nặng thì nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa điểm vàng, đồng thời cũng giải đáp cho câu hỏi: “Thoái hóa điểm vàng có chữa được không?”. Các dấu hiệu của bệnh ở mỗi người và mỗi giai đoạn là khác nhau, nhưng nếu như phát hiện bản thân có dấu hiệu mắc bệnh thì người bệnh nên kết hợp việc rèn luyện thói quen ăn uống sinh hoạt với thường xuyên đi kiểm tra mắt để giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin