Mách bạn bài thuốc dân gian ngải cứu trị ho hiệu quả
Ngày 16/06/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ngải cứu là một vị thuốc thường được sử dụng trong y học phương Đông để điều trị bệnh, bao gồm cả trị ho. Để hiểu rõ hơn về phương pháp sử dụng ngải cứu trị ho, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao nên lá ngải cứu thường được dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp, trong đó có bệnh ho. Vậy dùng lá ngải cứu trị ho có tốt không? Người bệnh nên dùng ngải cứu như thế nào để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao?
Ngải cứu trị ho hiệu quả như thế nào?
Tên khoa học của cây ngải cứu là Artemisia Vulgaris. Đây là một cây thuốc thuộc họ Asteraceae. Do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao nên ngải cứu thường được dùng trong điều trị ho và một số bệnh khác liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, hen phế quản,… Phần lá của ngải cứu có khả năng giảm đau hiệu quả. Đồng thời, nó giúp giảm viêm và sát trùng do chứa một lượng lớn tinh dầu và nhiều chất kháng khuẩn. Chính vì vậy người ta còn sử dụng các loại thảo mộc này trong Đông y để điều trị nhiều bệnh khác như: Viêm mũi, viêm da, dị ứng da, đau bụng kinh, đau khớp, viêm gan, bệnh giun,...
Ngoài ra, lá ngải cứu còn chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất hữu ích có tên: Tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, cineol,… Các hoạt chất này có tác dụng làm hưng phấn, giảm đau về tinh thần. Ngoài ra, tinh dầu và các dưỡng chất có trong ngải cứu đặc biệt có tác dụng tốt trong việc khắc phục chứng ho có đờm, ho khan. Đồng thời giúp bệnh nhân đối phó với một số dạng ho và các triệu chứng khó chịu liên quan, ví dụ như: Ho do viêm họng, ho do cảm sốt, ngứa họng, viêm họng, ho do cảm cúm, nhiệt miệng,...
Mách bạn một số phương pháp sử dụng ngải cứu trị ho
Chữa ho bằng xông hơi nước lá ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
20 gram ngải cứu;
10 gram lá bưởi;
Muối hạt;
10 gram khuynh diệp.
Hướng dẫn cách làm:
Sau khi hái lá ngải cứu, tiến hành loại bỏ rễ và lá héo úa trên cây ngải cứu. Chỉ nên giữ phần thân và lá của cây thuốc.
Rửa sạch ngải cứu, lá bưởi và khuynh diệp với nước.
Dùng muối hột hòa vào nước để pha một lượng nước muối loãng vừa đủ.
Ngâm tất cả các nguyên liệu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Thao tác này sẽ giúp bạn làm sạch bụi bẩn, tạp chất và tăng khả năng kháng khuẩn. Đồng thời loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá và thân của dược liệu này.
Vớt hỗn hợp ra rồi rửa lại bằng nước sạch.
Đem hỗn hợp ra phơi trong bóng râm và thoáng gió khoảng 5 - 10 tiếng cho héo bớt.
Cho ngải cứu, lá bưởi và thảo mộc khuynh diệp vào cối và giã nhuyễn.
Cho ngải cứu, lá bưởi, khuynh diệp đã giã nhuyễn và 1 lít nước lọc vào nồi.
Đun sôi hỗn hợp trong 15 phút.
Dùng khăn bông to hoặc mền để chùm kín phần mũi họng và nồi thuốc đã đun sôi.
Xông cho đến khi hơi nước không còn nóng hoặc xông trong khoảng thời gian là 30 phút. Người bệnh có thể đun sôi tiếp thêm một lần nữa để xông lại hoặc dùng nước này để tắm.
Bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho nhanh chóng, hiệu quả
Nguyên liệu cần thiết:
30 gram lá ngải cứu tươi;
Muối hạt nguyên chất.
Cách thực hiện:
Loại bỏ rễ và lá úa của cây ngải cứu, để nguyên phần thân và lá của cây thuốc.
Rửa ngải cứu với nước sạch.
Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
Vớt ngải cứu ra rồi rửa lại tiếp bằng nước sạch, sau đó để ráo.
Cho ngải cứu đã được rửa sạch vào cối giã nát.
Thêm chút muối hột và giã nhuyễn thêm lần nữa.
Sử dụng vải mùng để chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã.
Ngậm và nuốt từ từ nước lá ngải cứu.
Thực hiện 1 - 2 lần/ngày.
Lá ngải cứu khô trị ho hiệu quả
Nguyên liệu: 50 gram thân và lá ngải cứu.
Cách làm:
Lấy thân và lá ngải cứu rửa sạch, phơi khô.
Phơi lá ngải cứu trong bóng râm cho đến khi khô.
Người bệnh mang ngải cứu khô đem đốt trong một chiếc chậu.
Sau khi ngải cứu được đốt, người bệnh hít lấy khói từ cây ngải cứu khô đã đốt.
Người bệnh nên áp dụng phương pháp chữa ho bằng lá ngải cứu khô ngày 1 lần trong vòng từ 3 - 5 ngày.
Bài thuốc trị ho từ trứng và ngải cứu hấp cách thủy
Nguyên liệu:
20 gram lá ngải cứu;
1 quả trứng.
Cách thực hiện:
Rửa trứng thật sạch.
Rửa ngải cứu với nước.
Ngâm lá ngải cứu trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
Vớt ngải cứu ra rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó để ráo.
Cắt ngải cứu thành miếng vừa ăn.
Luộc trứng và lá ngải cứu trong nồi cách thủy ở nhiệt độ thấp trong 45 - 60 phút. Hoặc bạn có thể cho lá ngải cứu và trứng vào nồi rồi đun sôi.
Ăn cả lá ngải cứu, trứng gà và uống nhiều nước mỗi tối trước khi đi ngủ.
Một số lưu ý khi áp dụng ngải cứu trị ho
Ngải cứu được biết là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Một số lưu ý mà chúng tôi liệt kê sau đây cần được xem xét khi sử dụng ngải cứu trị ho:
Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, mỗi lần ăn không quá 5 ngọn, một tuần không được ăn quá 3 lần.
Những người đang mang thai hoặc từng bị sảy thai, sinh non không nên áp dụng phương pháp này.
Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.
Không sử dụng ngải cứu làm thuốc cùng với thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn,… vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Không sử dụng ngải cứu trong một thời gian dài hơn 4 tuần. Có thể kết hợp sử dụng với siro trị ho Bảo Thanh Hoa Linh để giảm ho, long đờm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp dùng ngải cứu trị ho. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất gợi ý. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bài thuốc vào quá trình điều trị của mình, bạn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.